Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Dòng tiền ồ ạt, áp lực bán gia tăng ở vùng đỉnh cũ
Tùng Linh - 11/09/2023 20:23
 
VN-Index một lần nữa chạm đến mốc 1.250 điểm, đồng thời, thêm một lần quay đầu đảo chiều nhanh chóng tại vùng đỉnh cũ. Áp lực bán mạnh đẩy chỉ số về 1.226,3 điểm, tức giảm 24 điểm so với mức cao nhất trong ngày.
Hơn 600 mã đỏ lửa trong phiên,
Hơn 600 mã đỏ lửa trong phiên, cổ phiếu Vinhomes, Vietcombank, Hoà Phát kéo VN-Index giảm mạnh

Hai chỉ số sàn HNX và UPCoM đều đồng loạt lao dốc trong phiên chiều, HNX-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên riêng UPCoM-Index ngóc lên khi kết thúc giờ giao dịch. Kết phiên VN-INDEX giảm 17,85 điểm (-1,44%) về mức 1.223.64 điểm với thanh khoản gia tăng mạnh. HNX-INDEX giảm 4,87 điểm (-1,90%) về mức 251,33 điểm. Trên sàn UPCoM, chỉ số cũng giảm 1,07%.

Thanh khoản tăng mạnh với tổng cộng 1,61 tỷ đơn vị cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt hơn 36.110 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh gần 978 tỷ đồng, mức bán ròng mạnh nhất từ giữa tháng 8/2023, sau khi mua ròng nhẹ cuối tuần trước. Riêng sàn HOSE, giá trị giao dịch khớp lệnh tiếp tục tăng 23% theo phiên, lên mức cao nhất kể từ ngày 21/08 là 27.700 tỷ đồng.

Hàng loạt cổ phiếu ghi nhận mức giao dịch sôi động với nghìn tỷ đồng luân chuyển, bao gồm NVL (1.522 tỷ đồng), HPG (1.353 tỷ đồng), SSI (1.165 tỷ đồng) và STB (1.048 tỷ đồng). Thanh khoản tại VIC, DIG, VIX, VND hay VPB cũng đều vượt trội, trên 800 tỷ đồng.

Khối ngoại cũng giao dịch mạnh, đặc biệt ở chiều bán. Các cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là HPG (210 tỷ đồng), SSI (164 tỷ đồng), VHM (126 tỷ đồng)… Lượng cổ phiếu được mua ròng trong khi đó khá mờ nhạt. Lực cầu của khối ngoại cũng không hỗ trợ nhiều cho giá cổ phiếu.

Tại những cổ phiếu hút dòng tiền lớn, trừ VPB đóng cửa trong sắc xanh, còn lại áp lực bán mạnh hơn đẩy giá cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ. VPB cũng là cổ phiếu duy nhất trong top 10 vốn hoá lớn tăng giá trong phiên.

Số mã giảm cũng áp đảo trên cả ba sàn. Tổng cộng, có 227 mã tăng, 24 mã tăng trần, trong khi có tới 600 mã giảm, 28 mã giảm sàn.

“Tội đồ” kéo VN-Index giảm sâu là cổ phiếu của ông lớn bất động sản Vinhomes, “anh cả” ngành ngân hàng Vietcombank, cổ phiếu vua thép Hoà Phát và Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR), Masan.

Top 10 tác động tiêu cực đến chỉ số chung cũng có thêm nhiều đại diện ngân hàng (TCB, BID, CTG); bất động sản (NVL, VRE);…

Phiên đảo chiều này kéo VN-Index trở thành chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất châu Á ngày 11/9.  Thị trường mở cửa đầu tuần đón nhận thông tin Việt Nam và Mỹ nhất trí nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Khuôn khổ mới sẽ mở ra những cơ hội mới để đưa quan hệ Việt – Mỹ phát triển lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên, cũng trong hôm nay, câu chuyện tỷ giá cũng được giới đầu tư chú ý. Tỷ giá trung tâm lần đầu tiên vượt mức 24.000 đồng, dù chỉ số USD đã điều chỉnh sau khi tăng lên mạnh tuần trước. Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá nhìn chung vẫn đi ngang. 

Cuối tuần trước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện rà soát và dừng ngay việc sử dụng hình thức sử dụng thuật toán, robot và lệnh tần suất cao trong đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến,

Việc đặt lệnh tự động làm gia tăng đột biến lệnh từ các công ty chứng khoán vào Sở Giao dịch chứng khoán trong cùng một thời điểm, dẫn đến số lệnh vào sàn. Đây cũng là một trong các lý do khiến hệ thống giao dịch chứng khoán từng rơi vào trạng thái nghẽn lệnh giai đoạn cuối năm 2020, đầu năm 2021. Về vấn đề này, UBCKNN đã giao công ty chứng khoán cần có biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các hình thức đặt lệnh tự động nêu trên đồng thời yêu cầu nhà đầu tư chấm dứt đặt lệnh tự động nêu trên khi chưa được cơ quan quản lý cho phép.

Tỷ giá trung tâm vượt mốc 24.000 đồng/USD, vàng trong nước vững "vị thế"
Vàng quốc tế bất ngờ tăng mạnh xuất phát từ niềm tin của giới đầu tư về việc chính sách tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed)...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư