-
Gần 41.000 cuộc thanh tra, kiểm tra về thuế; sẽ có hành lang pháp lý thuế với hoạt động livestream bán hàng -
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt lao dốc, VN-Index giảm gần 10 điểm -
Hai lãnh đạo Điện Tây Bắc muốn thoái sạch hơn 4 triệu cổ phiếu -
Cổ phiếu Nhựa Rạng Đông sang diện kiểm soát, "bốc hơi" hơn 70% giá từ đầu năm -
Trái phiếu phát hành ra công chúng của BAC A BANK: Tối ưu khả năng sinh lời an toàn và hiệu quả -
Mía đường Sơn La: Lịch trả cổ tức “khủng” 200% chuyển sang tháng 11
Giá trị giao dịch tăng mạnh, một phần nhờ hoạt động cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF ngoại. |
Trước phiên giao dịch mới, nhà đầu tư trong nước đón nhận diễn biến tích cực của một số thị trường chứng khoán thế giới. Trong đó, cả Dow Jones và S&P 500 cùng thiết lập đỉnh mới.
Theo đó, Dow Jones đêm qua (giờ Việt Nam) tăng 522,09 điểm (+1,26%) lên mức 42.025 điểm, đánh dấu lần đóng cửa đầu tiên vượt ngưỡng 42.000 điểm. S&P 500 cũng tăng 1,7% lên mức kỷ lục 5.713 điểm còn Nasdaq Composite tăng 2,51% lên mức 18.013 điểm.
Tâm lý tích cực của nhà đầu tư từ diễn biến thế giới đã giúp nhiều nhóm ngành cổ phiếu tăng giá mạnh và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Giao dịch trên thị trường cũng diễn ra sôi động hơn.
Tuy nhiên, tưởng chừng như hôm nay sẽ là một phiên bứt phá của thị trường chung, bất ngờ xảy ra vào phiên chiều khi VN-Index “đánh mất” khá nhiều nỗ lực tăng điểm phiên sáng. Lực cầu yếu dần trong khi lực chốt lời lại dâng cao. Điều này khiến nhiều cổ phiếu trụ cột suy yếu, các chỉ số vì thế cũng thu hẹp đáng kể đà tăng.
Mốc 1.280 điểm là kháng cự tâm lý khá mạnh đối với nhà đầu tư, VN-Index có thời điểm vượt qua mốc trên nhưng ngay lập tức gặp phải áp lực bán xuống. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư cũng phần nào thận trọng hơn khi đây là phiên các quỹ ETF ngoại hoàn tất cơ cấu danh mục đầu tư kỳ quý III/2024. VN-Index đóng cửa vẫn duy trì được sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,77 điểm (0,06%) lên 1.272,04 điểm. Toàn sàn có 224 mã tăng, 185 mã giảm và 64 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,53 điểm (0,23%) lên 234,3 điểm. Toàn sàn có 86 mã tăng, 87 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ mốc 93,63 điểm.
Cổ phiếu Vietcombank quay đầu cuối phiên gây áp lực giảm lớn đến VN-Index phiên 20/9. |
Tâm điểm của thị trường phiên hôm nay tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, đây cũng là nhóm có đóng góp quan trọng nhất giúp giữ sắc xanh của thị trường chung. Trong đó, ACB đóng góp 0,92 điểm cho VN-Index khi tăng đến hơn 3,4%. Theo thông tin mới đây, ngày 22/8/2024, ACB chính thức được cấp phép trở thành thành viên lưu ký của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. ACB cũng là một trong số ít các ngân hàng lưu ký nội địa tại Việt Nam thực hiện dịch vụ hỗ trợ hoạt động đầu tư của các định chế đầu tư trong và ngoài nước.
Các cổ phiếu ngân hàng như TCB, MBB, VPB hay LPB cũng tăng giá tốt ở phiên hôm nay. Bên cạnh đó, HPG cũng có một phiên giao dịch tích cực khi tăng 1,6% và đóng góp 0,62 điểm cho VN-Index. SAB và PLX có đóng góp lớn cho VN-Index ở phiên này.
Nhóm cổ phiếu dầu khí gây sự chú ý, trong đó, PVB tăng đến 5,7%, PVD tăng hơn 5%, PVS tăng gần 3%. Một thông tin hỗ trợ nhóm ngành này đó là theo Petrotimes, ông Lê Ngọc Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã gặp gỡ và làm việc với ông Harada Hidenori, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Mitsui Oil and Gas (MOECO), và thông báo rằng, dự án Lô B - Ô Môn chính thức khởi công xây dựng vào ngày 18/9/2024.
Ở chiều ngược lại, sự phân hóa diễn ra mạnh khi hàng loạt cổ phiếu lớn đảo chiều và gây áp lực cho thị trường chung. VCB giảm gần 1% và lấy đi của VN-Index 1,22 điểm. VIC giảm 1,4% và lấy đi 0,56 điểm. VHM, VNM, BID, NAB… là những mã tiếp theo có tác động tiêu cực lớn đến VN-Index.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, các mã bất động sản có biến động không được tốt, trong đó, NTL giảm 1,4%, NLG giảm 1,3%, DXG giảm 1,3%, PDR giảm 0,9%.
Khối ngoại trở lại bán ròng, tập trung ở cổ phiếu VHM. |
Giao dịch trên thị trường diễn ra khá sôi động và thanh khoản tăng mạnh so với phiên trước. Điều này có được một phần cũng là do hôm nay là phiên cuối cùng hai quỹ ETF ngoại hoàn tất cơ cấu danh mục đầu tư kỳ quý III/2024. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt hơn 898 tỷ đồng, trị giá 21.820 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm chỉ 1.761 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.417 tỷ đồng và 677 tỷ đồng.
Phiên hôm nay ghi nhận 3 cổ phiếu có giá trị giao dịch vượt 1.000 tỷ đồng là HPG (1.150 tỷ đồng), VHM (1,1 tỷ đồng) và SSI (1,06 tỷ đồng).
Khối ngoại bán ròng trở lại ở sàn HoSE sau 4 phiên mua ròng liên tiếp với giá trị hơn 300 tỷ đồng. Trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã VHM với 268 tỷ đồng. VIX và VNM bị bán ròng lần lượt 192 tỷ đồng và 178 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SSI được mua ròng mạnh nhất với 194 tỷ đồng. TCB và VND được mua ròng lần lượt 125 tỷ đồng và 68 tỷ đồng.
-
Gần 41.000 cuộc thanh tra, kiểm tra về thuế; sẽ có hành lang pháp lý thuế với hoạt động livestream bán hàng -
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt lao dốc, VN-Index giảm gần 10 điểm -
Hai lãnh đạo Điện Tây Bắc muốn thoái sạch hơn 4 triệu cổ phiếu -
Cổ phiếu Nhựa Rạng Đông sang diện kiểm soát, "bốc hơi" hơn 70% giá từ đầu năm
-
Doanh nghiệp niêm yết logistics hút vốn ngoại -
Trái phiếu phát hành ra công chúng của BAC A BANK: Tối ưu khả năng sinh lời an toàn và hiệu quả -
VN-Index mất hơn 4 điểm, cổ phiếu dầu khí lội ngược dòng -
Mía đường Sơn La: Lịch trả cổ tức “khủng” 200% chuyển sang tháng 11 -
Lộ trình IPO của Masan Consumer có diễn biến mới -
5 ngành dự báo tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III/2024 -
Mcredit sẻ chia cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam