
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
![]() |
Dự án Etanol Bình Phước vi phạm quá nhiều quy định về đầu tư, xây dựng, đấu thầu... |
Theo kết quả kiểm toán năm 2018 được Tổng Kiểm toán nhà nước, ông Hồ Đức Phớc báo cáo với Quốc hội chiều 28/5/2020, Dự án Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước xứng đáng là “quán quân” vi phạm, sai phạm.
Ông Phớc cho biết, kiểm toán cho thấy, rất nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư của tập đoàn, tổng công ty nhà nước vi phạm một hoặc một số quy định, trong đó Ethanol Bình Phước vi phạm hầu hết các quy định về đầu tư, xây dựng, đấu thầu…
Cụ thể, chủ đầu tư phê duyệt dự án chưa có trong quy hoạch vùng; trình thông qua chủ trương đầu tư khi chưa được xem xét, thẩm định, không đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết đầu tư; không lập dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng; phê duyệt dự án chưa đầy đủ cơ sở.
Chủ đầu tư xác định tổng mức đầu tư chưa đầy đủ cơ sở; phê duyệt tổng mức đầu tư không bao gồm thuế giá trị gia tăng, khi chưa được thẩm tra, thẩm định; phê duyệt dự án khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường; điều chỉnh không phù hợp làm tăng tổng mức đầu tư; phương án tài chính, phương án trả nợ chưa được tổ chức cho vay thẩm định; các chỉ số trong phương án tài chính chưa đủ căn cứ xác định; tiến độ góp vốn chậm, góp thiếu vốn điều lệ; dự toán lập không có cơ sở, áp dụng đơn giá vật liệu không đúng thông báo giá…
Đặc biệt, chủ đầu tư ký hợp đồng EPC cao hơn giá trần; ký hợp đồng không đúng thẩm quyền; thương thảo ký hợp đồng còn hạn chế có thể làm thất thoát chi phí đầu tư; một số hạng mục điều chỉnh so với thiết kế cơ sở nhưng không thương thảo lại giá hợp đồng; một số hạng mục các thiết bị chính thuộc phạm vi hợp đồng EPC có sự chênh lệch với chi phí được duyệt; lựa chọn nhà thầu chưa đúng quy định; tính toán và kê khai thuế chưa đầy đủ; có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý hợp đồng, quản lý chất lượng công trình… phê duyệt giá trị thực hiện vượt giá trị thẩm định; đề xuất phương án hỗ trợ tài chính không phù hợp quy định.
Những vi phạm, sai phạm được chỉ ra
Những sai phạm, vi phạm cụ thể của Ethanol Bình Phước chính thức được Kiểm toán nhà nước báo cáo với Quốc hội. Cụ thể là tại thời điểm lập dự án chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất Bio-Ethanol, chưa ban hành lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học; chưa lượng hóa được các rủi ro làm cơ sở quyết định đầu tư dẫn đến hoạt động thua lỗ, không có khả năng trả nợ, số nợ gốc và lãi vay phải trả cho các ngân hàng thương mại đến 31/12/2018 dự kiến là 1.623,5 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán nhà nước, tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án tính toán trên cơ sở cập nhật lại tỷ giá USD cho tất cả các hạng mục (kể cả các hạng mục chi phí ngoài EPC được thanh toán bằng đồng nội tệ) chưa phù hợp quy định làm tăng tổng mức đầu tư gần 1,144 triệu USD.
Chủ đầu tư chưa cung cấp được các tài liệu làm căn cứ xác định các chỉ số trong Phương án tài chính, xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 19% trên cơ sở hợp đồng bao tiêu 100% sản lượng Ethanol sản xuất ra. Tuy nhiên, lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học không được Chính phủ phê duyệt dẫn đến sản phẩm của Nhà máy không được PVOIL bao tiêu nên Nhà máy không thể hoạt động thương mại dẫn đến bị lỗ do không có thị trường tiêu thụ Ethanol.
“Trong quá trình đàm phán hợp đồng, nhà thầu EPC đưa ra ngoài giá chào thầu một số chi phí và hạng mục thiết bị theo hồ sơ yêu cầu với tổng giá trị 1,539 triệu USD nhưng chủ đầu tư không làm rõ nguyên nhân, không xác định lại giá trần làm cơ sở so sánh dẫn tới giá ký hợp đồng EPC cao hơn giá trần 1,444 triệu USD”, ông Phớc cho biết.
Cũng theo ông Phớc, Dự án Ethanol Bình Phước có dấu hiệu bất thường trong quá trình thương thảo ký hợp đồng, có thể làm thất thoát 4,12 triệu USD do phát sinh chi phí đầu tư Hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, chủ đầu tư lựa chọn Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn thực hiện thu xếp vốn cho Dự án mà không tổ chức lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kế hoạch đầu thầu với hình thức chỉ định thầu tư vấn khi gói thầu vượt hạn mức, giá trị chỉ định thầu vượt tổng mức đầu tư của Dự án đã được phê duyệt.

-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto -
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện -
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường bị tuyên hơn 14 năm tù vụ chuyển trái phép 9.500 tỷ -
Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra vụ thuốc giả -
Lại chậm di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang