
-
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
PV Gas đề xuất phương án cung cấp khí LNG cho nhiệt điện và các khu công nghiệp tại Thái Bình
-
Thu hút đầu tư vào TP.HCM khởi sắc trở lại
-
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới
-
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước -
Hải Phòng, Hải Dương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, khu công nghiệp
![]() |
Ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường bộ cao tốc, trọng điểm. |
Ưu tiên đầu tiên là bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: căn cứ vào kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022, thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 đúng quy định, hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo việc phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2022 tuân thủ điều kiện, thủ tục, thứ tự ưu tiên bố trí vốn quy định; cũng như theo tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, trước hết, ưu tiên bố trí vốn để thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/2015 theo đúng mức được Thủ tướng giao; bố trí vốn để thu hồi số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tối thiểu bằng mức được Thủ tướng giao; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2022.
Sau đó, bố trí đủ vốn cho dự án nhóm C chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025 của các địa phương, các dự án chuyển tiếp đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2022 theo thời gian bố trí vốn.
Việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2022 cũng sẽ ưu tiên bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP.
Đồng thời, bố trí đủ các khoản trả nợ đến hạn năm 2022 thuộc nghĩa vụ thanh toán của ngân sách trung ương; bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.
Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên thì mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư.
Trong đó, ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường bộ cao tốc, trọng điểm, dự án đường ven biển, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Theo quy định, mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi lũy kế vốn đến hết năm 2021 và không vượt quá số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trừ đi số vốn đã bố trí trong kế hoạch năm 2021 của dự án.
Bên cạnh đó, mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2022…
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án quan trọng quốc gia
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương phải chủ động rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án triển khai chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành cao, bảo đảm đúng quy định và giải ngân hết kế hoạch vốn được giao, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ngay khi có quyết định điều chỉnh vốn giữa các dự án để tổng hợp theo dõi, kiểm soát việc giải ngân.
Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án quan trọng quốc gia, dự án cấp thiết đang đầu tư dở dang; đề cao kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Việc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có giải ngân tối thiểu đạt 90% kế hoạch được giao khi đến hết niên độ 2022 hay không chính là một trong các tiêu chí để xem xét đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và cán bộ, công chức liên quan theo quy định.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022.

-
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước -
Hải Phòng, Hải Dương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, khu công nghiệp -
Nhà ga hành khách T3 - Sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên -
Đề xuất xây tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh vận tốc 300 km/h -
Quảng Ngãi dự kiến lấn biển hơn 127 ha tạo quỹ đất mới làm Sân bay Lý Sơn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình -
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
Gene Solutions và Grab Việt Nam hợp tác ra mắt chương trình “Đặc quyền VIP từ triSure NIPT và Grab4Mom”