-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Không gian tăng trưởng không giới hạn tại khu vực vùng ven
Khoảng 10 năm trở lại đây, bất động sản vùng ven tại cả Hà Nội và TP.HCM khởi sắc với sự phủ sóng của hàng loạt các dự án tầm cỡ, kéo theo đó là cuộc dịch chuyển lớn của dân cư ra khỏi khu vực nội đô cũ. “Nhịp đập” của thị trường bất động sản được xem là chỉ số quan trọng dự báo tiềm năng của lĩnh vực bán lẻ.
Tại Hà Nội, không gian phát triển đang được mở rộng theo trục Đông - Tây. Trong đó, trọng điểm phát triển phía Đông là khu vực Gia Lâm với siêu dự án Vinhomes Ocean Park (420 ha). Ở trung trung tâm hành chính mới phía Tây, khu vực Mỹ Đình và Nam Từ Liêm có Vinhomes Smart City (280 ha), Vinhomes Green Bay (hơn 30 ha)...
Các đại đô thị mới, hiện đại hình thành tại vùng ven |
Các cực tăng trưởng mới cũng được đầu tư cực “khủng” về hạ tầng giao thông. Đơn cử, tại khu vực phía Tây, hạ tầng giao thông đã lột xác ngoạn mục với những tuyến đường tỷ USD như: Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, 3,5… Đặc biệt, “đầu kéo” kinh tế phía Tây còn sở hữu siêu kết nối khi có 3 tuyến metro chiến lược (số 5, 6, 7) chạy qua theo quy hoạch.
“Sự hình thành của những đại đô thị hiện đại ở vùng ven là minh chứng cụ thể cho xu hướng ‘ly tâm’ nhằm đánh thức những vùng đất tiềm năng, đồng thời kiến tạo mô hình đô thị đa cực vốn rất phổ biến trên thế giới”, GS. Đặng Hùng Võ đánh giá.
Từ góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng, “đòn bẩy thép” về hạ tầng cùng sự “phình nở” đô thị đang tạo ra một không gian tăng trưởng mới đầy tiềm năng cho lĩnh vực bán lẻ trong bối cảnh lực cầu ở khu vực nội đô cũ đã gần bão hòa. Đô thị mở rộng đến đâu, bán lẻ sẽ phát triển đến đó để đáp ứng nhu cầu của cư dân, từ mua sắm, ẩm thực đến vui chơi, giải trí....
Thực tế, các thương hiệu quốc tế gần đây đang nối gót nhà phát triển bất động sản chuyển hướng ra các TTTM lớn được tạo lập ở vùng ven như Vincom Mega Mall Ocean Park - nơi có cư dân trẻ, thu nhập tốt và có xu hướng tiêu dùng hiện đại. Thậm chí, những thương hiệu có tầm nhìn còn đến trước “cắm cờ” chiếm lĩnh thị phần trước khi thị trường mới nổi chứng kiến cuộc đổ bộ hàng loạt của các nhãn hàng.
Theo Colliers International Việt Nam, sự dịch chuyển của nhà đầu tư, bán lẻ ra vùng ven còn nhằm đón đầu xu hướng phát triển dưới tác động của các dự án hạ tầng trọng điểm, tiêu biểu là metro.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, những khu vực quanh nhà ga metro luôn rất giàu tiềm năng phát triển. Những giao lộ thương mại sầm uất hàng đầu thế giới, nơi tập trung nhu cầu mua sắm khổng lồ như Ginza, Shibuya (Nhật Bản), Marina Bay Sands (Singapore), Times Square (New York)… đều hình thành từ các khu vực ga metro.
“Khoảng cách về sự đa dạng và chất lượng dịch vụ giữa vùng ven và trung tâm sẽ được rút ngắn nhanh chóng. Đây cũng là động lực khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ đổ về khu vực này nhằm nhanh chóng tận dụng cơ hội”, ông David Jackson, CEO của Colliers International Việt Nam nhận định.
Làn sóng cộng đồng quốc tế thúc đẩy “cách mạng” trong tiêu dùng
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở TP.Hà Nội, những quận mới thành lập như Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Hà Đông đang có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất, đồng thời cũng đã trở thành những địa bàn có mật độ dân cư đông đúc không thua kém các quận trung tâm. Hạ tầng đồng bộ và lợi thế kế cận 3 tuyến metro tương lai của đại đô thị Vinhomes Smart City được đánh giá là “thỏi nam châm” thu hút tầng lớp trung lưu đến an cư.
Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, bán lẻ cao cấp tại Việt Nam là một trong những thị trường có hoạt động tốt nhất trên thế giới. Hiện có không ít các thương hiệu xa xỉ muốn mở rộng và gia nhập thị trường Việt Nam. Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam tương đối thấp so với các thị trường khác trong khu vực châu Á như Singapore, Hồng Kông, hoặc Tokyo. Do các lệnh hạn chế du lịch, hiện nay khách hàng tại Việt Nam chủ yếu mua sắm các sản phẩm xa xỉ trong nước, thay vì phải đi ra nước ngoài.
Phân khúc trung – cao cấp cũng được dự báo sẽ đón đầu tiềm năng bán lẻ ở vùng ven |
“Thu nhập bình quân của Việt Nam những năm vừa qua đã tăng rõ rệt, lượng gia tăng đáng kể của tầng lớp trung lưu đã mở rộng thêm thị trường mục tiêu của các hãng”, vị chuyên gia của Savills khẳng định.
Cũng theo Savills Việt Nam, trong bối cảnh COVID-19, giá thuê mặt bằng đang được hỗ trợ lớn từ chủ đầu tư để kích cầu. Đây chính là cơ hội vàng để các nhãn hàng chiếm lĩnh những những vị trí mặt bằng chiến lược trước khi các trung tâm thương mại được lấp đầy sau đại dịch để đón làn sóng khách hàng khổng lồ đến “mua sắm trả thù”.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up