
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
Tại Tọa đàm “Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động cho người nghèo và phụ nữ ở Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam tổ chức, ông Hà Hải An, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (NHNN) cho biết, trên thế giới hiện có rất nhiều mô hình ngân hàng di động/ngân hàng số được áp dụng và triển khai thành công.
![]() |
Dịch vụ di động của Ngân hàng Chính sách xã hội giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ tài chính toàn diện. |
Điển hình của mô hình này được ông An chia sẻ là tại châu Phi, nơi các giải pháp về tiền di động, ngân hàng đại lý đã giúp người dân và doanh nghiệp vi mô ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa - những nơi chưa có chi nhánh ngân hàng - được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và thậm chí cả bảo hiểm một cách an toàn, đáng tin cậy và nhanh chóng với chi phí hợp lý. Nhờ vậy, tỷ lệ tài chính toàn diện tại châu Phi tăng từ mức 23% năm 2011, lên 43% vào năm 2017.
“Tại Việt Nam, ngân hàng di động/ngân hàng số cũng là xu hướng và đã được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng để không chỉ đem lại trải nghiệm tốt hơn cho các khách hàng tại thành thị, mà còn mở rộng tiếp cận các đối tượng khách hàng yếu thế hơn trong xã hội”, ông An nói.
Một minh chứng của xu hướng này là NHCSXH đã phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) và MasterCard với sự tài trợ của Chính phủ Australia triển khai Dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Phổ cập dịch vụ tài chính và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam”. Sáng kiến này được đánh giá là có ý nghĩa giúp tăng cường và cải thiện tiếp cận các dịch vụ tài chính toàn diện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt, với dịch vụ này, doanh nghiệp vi mô do phụ nữ làm chủ đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận trên mọi mặt.
Cụ thể, từ cuối năm 2016, NHCSXH đã triển khai dịch vụ tin nhắn qua điện thoại di động tới khách hàng tại 63 chi nhánh tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Dịch vụ tin nhắn bao gồm: đối chiếu thông tin dư nợ tiền vay, số dư tiền gửi, thông báo nợ đến hạn, thông báo chuyển nợ quá hạn đến khách hàng của NHCSXH, giúp khách hàng nắm bắt thông tin kịp thời, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Theo số liệu mới nhất của NHCSXH, ngân hàng này đã gửi 6.906.611 tin nhắn cho khách hàng của mình trên toàn quốc, với 6.904.804 tin nhắn gửi đi thành công. Trong đó, với nội dung đối chiếu nợ có 4.983.991 tin nhắn, thông báo nợ đến hạn là 1.904.356 tin nhắn, thông báo chuyển nợ quá hạn là 15.073 tin nhắn, thông báo thay đổi số dư tài khoản là 3.191 tin nhắn.
Bà Lưu Thị Thảo, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (NHCSXH) cho biết, dịch vụ ngân hàng di động cho người nghèo, phụ nữ ở Việt Nam còn rất nhiều cơ hội phát triển, như tại NHCSXH, đó là mạng lưới hoạt động rộng, số lượng khách hàng lớn. Trong hoạt động có sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị nhận ủy thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn. Bên cạnh đó là sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh mẽ, thu nhập của người dân tăng với thói quen tiêu dùng có nhiều thay đổi và NHCSXH có lợi thế của người đi sau.
“Tuy nhiên, hoạt động trên nền tảng số cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ, như an toàn bảo mật, nguy cơ rò rỉ thông tin, rò rỉ dữ liệu khách hàng, giao dịch gian lận, lừa đảo trực tuyến…”, ông An nói.
Chia sẻ vấn đề này, bà Thảo cho biết, một số khó khăn khác như hiểu biết về tài chính và công nghệ của người dân còn những hạn chế; thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến; hạ tầng viễn thông ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn những hạn chế; nguồn vốn đầu tư còn khó khăn…
Thời gian tới, NHCSXH dự kiến triển khai thí điểm dịch vụ ngân hàng di động tới 850 tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (với hơn 30.000 tổ viên vay vốn) thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua điện thoại di động. Để dịch vụ này có thể phát triển mạnh mẽ hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo, phụ nữ ở Việt Nam, bà Thảo kiến nghị: “Cần nâng cao trình độ hiểu biết về tài chính và công nghệ của người dân; phát triển hạ tầng viễn thông với giá cước hợp lý hơn, đồng thời, tạo môi trường pháp lý và chính sách phù hợp. Đối với các tổ chức khác, cần tăng cường hợp tác, phối hợp thực hiện…”.

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)