-
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm
Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững sẽ thực hiện trong 6 năm (2021 - 2026), với tổng mức đầu tư 8.359 tỷ đồng, tương đương 363 triệu USD |
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh, chủ quyền biển đảo, ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
Trong thời gian qua, ngành thủy sản đã vượt qua nhiều khó khăn để tăng trưởng toàn diện, đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của toàn ngành cũng như cho nền kinh tế đất nước.
Mặc dù vậy, việc phát triển thủy sản bền vững đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực quốc tế sâu rộng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Hơn nữa, các mục tiêu mà chính phủ đặt ra đối với ngành thủy sản ngày càng lớn, đòi hỏi ngành thủy sản phải có giải pháp phát triển toàn diện, đồng bộ cho cả khai thác và nuôi trồng như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sản phẩm trọng điểm của ngành; hạ tầng cho phép giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đồng thời là nơi tránh trú bão, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đổi mới cho tổ chức quản lý, tuân thủ nghiêm túc quy định trong nước và các tổ chức quốc tế về đánh bắt IUU, phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị.
Để góp phần giải quyết các vấn đề nói trên, trong 2 năm qua, trên cơ sở những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm, mô hình thành công từ Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng Dự án Phát triển thủy sản bền vững và dự kiến trình Chính phủ cho phép huy động nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới .
Ông Phạm Anh Tuấn, đại diện nhóm công tác chuẩn bị đề xuất dự án cho biết, dự tính dự án thực hiện trong 6 năm (2021 - 2026), với tổng mức đầu tư 8.359 tỷ đồng, tương đương 363 triệu USD. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 6.605 tỷ đồng, vốn đối ứng trong nước là 1.616 tỷ đồng, vốn viện trợ không hoàn lại của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) là 138 tỷ đồng. Mục tiêu là nâng cao năng lực quản lý và giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản, hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng biến đổi khí hậu.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho ngành kiểm ngư phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hiệu quả, bền vững; nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ chọn tạo giống tôm bố mẹ nhằm chủ động sản xuất trong nước tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh.
Đồng thời, tăng cường quản lý, tổ chức sản xuất chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU); giảm tổn thất sau khai thác hải sản, giảm dịch bệnh, nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị sản phẩm tôm nuôi, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đối với các địa phương, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá hiện đại, đồng bộ; hình thành và phát triển các trung tâm nghề cá lớn có quy mô cấp quốc gia, tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh đó, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm nước lợ tập trung nhằm sản xuất tôm giống có chất lượng cao, sạch các tác nhân gây bệnh, nuôi tôm có hiệu quả...
Trong phạm vi của dự án, đối với cấu phần do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện sẽ đầu tư hạ tầng tại Cơ quan Kiểm ngư Vùng I (Hải Phòng), các cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống tôm bố mẹ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, II, và III tại Hải Phòng, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và Khánh Hoà.
Các đầu tư phi công trình cần thiết như: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thuỷ sản, nâng cao năng lực quản lý khai thác hải sản tuân thủ IUU, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác, bảo quản sau khai thác... triển khai trên toàn quốc, tập trung ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong đó đặc biệt ưu tiên các tỉnh dự án: Thanh Hoá, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang là các địa phương trọng điểm về khai thác hải sản và nuôi tôm nước lợ.
Đối với cấu phần do các tỉnh thực hiện, dự án sẽ triển khai tại 33 huyện của 10 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
-
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm -
Trình ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa -
Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân trong năm 2024 -
Nghệ An: Thị xã Hoàng Mai sẽ lên thành phố vào năm 2030 -
Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương -
Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025 -
Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024