-
Chủ thương hiệu sữa Ba Vì đặt mục tiêu lãi giảm 4%, thấp nhất 2 năm
-
Có hàng hóa tốt, thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng bền vững
-
Công ty mẹ của Vinaconex đăng ký bán tiếp 19,6 triệu cổ phiếu VCG
-
Chứng khoán Tiên Phong đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 36% năm 2023, đa dạng hóa doanh thu
-
BSR đang làm rõ một chỉ tiêu còn lại để đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu lên HoSE -
Thị trường được dự báo khó khăn, FPT Retail đặt mục tiêu giảm 51% lợi nhuận năm nay
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục biến động tiêu cực trong khoảng thời gian quý IV/2022 dù có sự hồi phục tích cực trong cuối tháng 11 và 12. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 12, VN-Index đóng cửa ở mức 1.007,09 điểm, tương ứng giảm 125,02 điểm (-11,04%) so với cuối quý III/2022. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 44,94 điểm (-17,96%) xuống còn 205,31 điểm.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục gặp khó khăn ở thời điểm đầu quý IV/2022, đặc biệt VN-Index từng rơi sâu xuống 874 điểm (phiên 16/11), hàng loạt cổ phiếu lao dốc khiến nhiều chủ doanh nghiệp, cổ đông lớn nhận các lệnh gọi ký quỹ (call margin). Tình trạng trên xảy ra khi giá cổ phiếu giảm đến một tỷ lệ nhất địnhbuộc nhà đầu tư nộp thêm tiền, bổ sung thêm tài sản đảm bảo hoặc chấp nhận thực hiện giải chấp đối với cổ phiếu đang cầm cố tại các công ty chứng khoán để vay tiền. Nhiều nhà đầu tư là người nội bộ và cổ đông lớn đã rơi vào tình trạng trên, điển hình tại Novaland (NVL), Hải Phát Invest (HPX), Bất động sản Phát Đạt (PDR)…
Làn sóng call margin làm gia tăng lực cung, kéo giá cổ phiếu giảm sâu thêm và tiếp tục thúc đẩy đà bán giải chấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường nhiều phiên rơi vào trạng thái hoảng loạn. Lực đỡ từ khối ngoại từ giữa tháng 11 giúp thị trường dần hồi phục. Tuy nhiên, trong nửa cuối quý IV, nhu cầu sử dụng margin cũng không còn quá mạnh mẽ như trước do tâm lý nhà đầu tư tỏ ra thận trọng sau một khoảng thời gian thị trường lao dốc rất mạnh. Tính riêng trên sàn chứng khoán TP. HCM, giá trị giao dịch bình quân phiên năm 2022 đạt 17.004 tỷ đồng, giảm 21,24% về giá trị so với bình quân năm 2021. Nhu cầu sử dụng đòn bẩy tài chính cũng giảm theo xu hướng chung của dòng tiền.
Thống kê dư nợ cho vay (bao gồm cho vay margin và ứng trước) tại gần 70 công ty chứng khoán thời điểm 31/12/2022 đạt khoảng 122.200 tỷ đồng, giảm hơn 45.000 tỷ đồng (-27%) so với quý III/2022 và giảm 74.000 tỷ đồng (-38%) so với cuối năm 2021. Đây cũng là quý có dư nợ cho vay thấp nhất kể từ quý II/2021.
![]() |
Tổng dư nợ cho vay tại gần 70 công ty chứng khoán. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Tính riêng trong nhóm 10 công ty chứng khoán có dư nợ margin cao nhất, giá trị các khoản cho vay đạt hơn 76.000 tỷ đồng, giảm 27.900 tỷ đồng so với cuối quý III/2022 và giảm 48.100 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Chỉ trong vòng một năm, dư nợ cho vay tại 10 công ty chứng khoán dẫn đầu đã giảm 38,7%.
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về quy mô cho vay với 13.598 tỷ đồng, giảm 17% so với quý liên trước, trong đó có 12.600 tỷ đồng đến từ cho vay margin. Đứng thứ vẫn là Chứng khoán SSI (SSI) với dư nợ cho vay 11.057 tỷ đồng, giảm 29% so với quý III/2022 và giảm đến 53% so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, Mirae Asset Việt Nam và SSI cũng là hai công ty hiếm hoi còn giữ được mức dư nợ cho vay trên mốc 10.000 tỷ đồng.
Chứng khoán Techcombank (TCBS) có mức giảm lớn nhất trong số 5 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ ở quý III/2022. Tính đến hết năm 2022, dư nợ dù đứng ở vị trí thứ 3 với 9.354 tỷ đồng nhưng giảm đến gần 39% so với quý III.
Trong top 10 công ty có dư nợ cho vay lớn, Chứng khoán MB (MBS) có tốc độ thu hẹp quy mô cho vay nhanh nhất. Chỉ trong 3 tháng cuối năm, giá trị các khoản cho vay đã giảm 47% so với quý trước và 47,4% so với cuối năm 2021, chỉ còn xấp xỉ 3.760 tỷ đồng.
![]() |
Dư nợ cho vay của 10 CTCK dẫn đầu quý IV/2022. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng là cái tên đáng chú ý khi có dư nợ từ 3.820 tỷ đồng (quý III/2022) xuống còn vỏn vẹn 363 triệu đồng. Trong quý IV/2022, TVSI gặp vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.
Truớc đó, Bộ Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can liên quan đến sai phạm trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của Tập đoàn đầu tư An Đông khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp biến động mạnh theo chiều hướng xấu. Hiện, không còn nhà đầu tư mua mà chỉ đồng loạt đòi bán trái phiếu, kể cả bán trước hạn. TVSI đánh giá đây là các yếu tố bất khả kháng bất ngờ và đột ngột. Do đó, HĐQT và ban điều hành Công ty buộc phải quyết định tạm dừng nhận chuyển nhượng trái phiếu cho TVSI từ ngày 10/10/2022.

-
Công ty mẹ của Vinaconex đăng ký bán tiếp 19,6 triệu cổ phiếu VCG -
Chứng khoán Tiên Phong đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 36% năm 2023, đa dạng hóa doanh thu -
VN-Index vượt mốc 1.050 điểm, khối ngoại giao dịch dè dặt -
BSR đang làm rõ một chỉ tiêu còn lại để đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu lên HoSE -
Góc nhìn TTCK tuần 27/3-1/4: VN-Index vận động trong khoảng 1.020 – 1.060 điểm -
Quỹ ngoại liên tục mua và tăng sở hữu cổ phiếu PVS -
Đất Xanh Services (DXS) đặt kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi so với năm 2022
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”