-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa
Ảnh minh họa: internet |
Lại lo margin
Liên tục trong 3 phiên giao dịch đầu tháng 11/2021, Công ty Chứng khoán VCBS gửi thông báo đến khách hàng tạm dừng cung cấp dịch vụ ứng trước do vấn đề hạn mức nguồn vốn. Đến ngày 30/9, công ty chứng khoán này đã cho khách hàng vay tổng cộng 3.385 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm cuối năm 2020. Hạn mức cho vay khách hàng vẫn còn, bởi con số này mới chỉ hơn gấp rưỡi quy mô vốn chủ sở hữu, thấp hơn tỷ lệ tối đa cho phép là 2 lần. Tuy vậy, vấn đề lại đến từ nguồn tiền cho vay.
Trong khi vốn điều lệ giữ nguyên, còn vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu nhờ lợi nhuận tích lũy, phần vốn tăng lên hơn 1.700 tỷ đồng trong 9 tháng qua chủ yếu đến từ nguồn vay ngân hàng và vay cá nhân. Co kéo và giảm tài sản tài chính nắm giữ của khối tự doanh, tỷ trọng giá trị khoản cho vay khách hàng trên tổng tài sản đã vọt lên 44,3%, từ mức 28,6% thời điểm đầu năm.
Thống kê tại 72 công ty chứng khoán, số tiền mà các công ty chứng khoán cấp margin và ứng trước tiền bán xác lập kỷ lục mới, với gần 158.640 tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm đầu năm.
Quy mô cho vay ghi nhận mức tăng chưa từng có, nhưng thực tế, vẫn thấp hơn nhiều so với sự sôi động của thị trường chứng khoán. Giá trị giao dịch bình quân chỉ riêng Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đạt 19.543 tỷ đồng, tăng 294,93% so với cùng kỳ năm 2020.
Gần nhất, tại phiên 3/11, thị trường chứng khoán lại tiếp tục xác lập kỷ lục thanh khoản mới, với 1,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch gần 52.150 tỷ đồng/phiên. Quy mô nhà đầu tư tham gia cũng ghi nhận số lượng mở tài khoản mới bùng nổ trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt gần 1 triệu tài khoản, gấp gần 3 lần so với cả năm 2020.
Nỗ lực huy động vốn
Dòng tiền tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán khi kênh đầu tư này ngày càng được nhiều người lựa chọn như một kênh thay thế tiết kiệm đã ở mức vùng lãi suất rất thấp. Tương ứng, khả năng sử dụng vốn vay margin để làm nguồn tiền đầu tư cũng nở thêm. Nhu cầu nguồn vốn này nhờ đó càng tăng, nhất là ở giai đoạn thị trường thuận lợi mà việc sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến mức tỷ suất lớn hơn.
Các công ty chứng khoán - bên cấp margin cho khách hàng - cũng đã nỗ lực để đáp ứng mục tiêu này. Gần nhất, hai công ty chứng khoán đứng đầu về quy mô vốn điều lệ là SSI và Mirae Asset đã hoàn tất tăng vốn trong những ngày cuối tháng 10/2021. Mức vốn điều lệ tăng lên ở cả hai công ty là trên 1.130 tỷ đồng và đều từ nguồn tiền mới của cổ đông hiện hữu.
Từ đầu năm, đã có hơn 30 công ty chứng khoán thực hiện tăng vốn, trong đó không ít công ty huy động được nguồn tiền mới từ các cổ đông. Một số công ty chứng khoán nhỏ từng chỉ hoạt động lặng lẽ vài năm trước cũng đã hồi sinh nhờ sang tay các ông chủ mới và trở thành thành viên thị trường có quy mô vốn lên tới cả ngàn tỷ đồng, như Chứng khoán KS, DNSE, Chứng khoán DSC. Hay trường hợp của ACBS, sau hơn một thập kỷ duy trì mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, Công ty cũng tăng gấp đôi quy mô vốn điều lệ hồi giữa năm 2021. Chứng khoán cũng đã tăng vốn hồi giữa năm qua phát hành cho cổ đông hiện hữu.
Nguồn vốn đi vay cũng được đẩy mạnh ngay khi được bổ sung thêm vốn tự có. Các khoản vay ngắn hạn của Công ty Chứng khoán MBS đã tăng 2,72 lần, lên 6.011 tỷ đồng vào cuối quý III. Tương tự, Công ty Chứng khoán ACBS cũng nâng gấp rưỡi quy mô vay nợ.
Ở những công ty chứng khoán tốp đầu về quy mô cũng như thị phần như SSI, Mirae Asset, VPS…, quy mô nguồn vốn vay huy động và lượng tiền margin cho vay không thua gì một ngân hàng cỡ nhỏ. Như tại SSI, công ty này đang vay ngắn hạn 34.213 tỷ đồng, tương đương 72% tổng nguồn vốn và cho vay khách hàng hơn 18.290 tỷ đồng, tương đương 38% tổng tài sản. Quy mô vay ngắn hạn tại nhiều công ty cũng trên chục ngàn tỷ như VPBS, VNDirect hay HSC.
Thống kê trong 9 tháng đầu năm tại hơn 70 công ty chứng khoán, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt hơn 9.800 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Nguồn thu này vẫn duy trì mức đóng góp 18,5% tổng doanh thu hoạt động của các công ty chứng khoán.
Hoạt động cấp margin cho khách hàng ngoài mang về nguồn thu ổn định còn là yếu tố giữ chân khách hàng sử dụng dịch vụ, nhất là khi quy định hiện hành cho phép nhà đầu tư có thể mở tài khoản không giới hạn. Dù được xem là an toàn bởi công ty chứng khoán là bên cầm đằng chuôi các tài sản thế chấp là cổ phiếu và có quyền giải chấp/yêu cầu bổ sung thêm tiền ký quỹ, nhưng với nhiều bài học trong quá khứ, quản trị rủi ro luôn cần song hành.
-
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"