
-
Cân nhắc chế độ ưu tiên riêng về hải quan cho doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
-
TP.HCM: Doanh nghiệp ngành gỗ chủ động chuyển hướng và nâng sức cạnh tranh
-
VCCI gửi thư tới các đối tác thuyết phục ủng hộ việc hoãn áp dụng thuế đối ứng
-
VCCI và AmCham kêu gọi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam
-
Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay trục thị trường để ứng phó với rào cản thuế từ Mỹ -
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
![]() |
Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. |
Thưa ông, trong thời gian qua, VNPT đã thực hiện việc chuyển đổi số như thế nào?
Năm 2018, VNPT chính thức công bố về chiến lược VNPT 4.0, song trên thực tế, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện tái cơ cấu, trong nội bộ Tập đoàn đã hình thành các chiến lược liên quan.
Với VNPT 4.0, các mục tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn được định vị rất rõ ràng, thiên về định lượng, cụ thể rõ các nội hàm cần triển khai. Chiến lược VNPT 4.0, không phải là chiến lược để nâng tầm VNPT trong nước, mà mục tiêu của chúng tôi là đưa VNPT lên ngang tầm với khu vực, tầm nhìn mang tính dài hạn hơn. Với việc thành lập thêm trụ cột Công ty VNPT - IT cũng chính là hướng đi nhằm hiện thực hóa chiến lược VNPT 4.0 của Tập đoàn.
VNPT đã tham gia tích cực và hiệu quả trong việc cùng xây dựng, thiết lập hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số có phạm vi ứng dụng ở tầm quốc gia, đồng thời tham gia thúc đẩy chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực trọng yếu của đất nước như xây dựng chính phủ điện tử, y tế - giáo dục - nông nghiệp thông minh… thông qua việc cung cấp nhiều bộ giải pháp, ứng dụng cho các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp, bám sát các nội dung Đề án chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đang xây dựng.
Tiếp nối các kết quả đã đạt được, trong giai đoạn tới, VNPT tiếp tục hỗ trợ các bộ, ngành, chính quyền địa phương để hoàn thiện khung kiến trúc số, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu mở…
Chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh hơn mục tiêu chuyển đổi số - tham gia mạnh vào thị trường chuyển đổi số cho các bộ, ngành, chính quyền các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp khác.
Việc chuyển đổi số của VNPT tiến hành trên cơ sở các công nghệ lõi nào, thưa ông?
Trong thời gian qua, VNPT đã tập trung xây dựng nhiều bài toán về công nghệ 4.0 như: bài toán AI về thị giác (Vision), công nghệ nhận dạng quang (AI/OCR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), dữ liệu lớn (BigData)... đã ứng dụng trong các sản phẩm nội bộ của VNPT và nhiều dòng sản phẩm công nghệ thông tin mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng như ứng dụng nhận dạng hướng dẫn viên du lịch giả; ứng dụng đo đếm phương tiện giao thông; ứng dụng nhận dạng chứng minh thư nhân dân và ảnh chân dung, ứng dụng số hoá tài liệu, văn bản trong các cơ quan...
Năm 2019, chúng tôi sẽ tập trung đẩy nhanh việc nghiên cứu, triển khai các công nghệ 4.0 cốt lõi của VNPT. VNPT sẽ cung cấp ra thị trường dịch vụ nền tảng tương tác số dựa trên công nghệ thực tại ảo, thực tại tăng cường (AVR), nhằm đưa công nghệ AVR trở nên phổ thông và bình dân ở thị trường Việt Nam, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
VNPT cũng sẽ xây dựng và phát triển hệ sinh thái số thông minh (Innovative Digital Ecosystem) dựa trên các công nghệ cốt lõi như AI, BigData, BlockChain, Cloud, Cyber Security.... Trái tim của hệ sinh thái này là cơ sở dữ liệu lớn mà VNPT đang nắm giữ. Đây là một nền tảng mở để VNPT cung cấp cho các doanh nghiệp bên thứ 3 có thể sử dụng các công nghệ 4.0 của VNPT thông qua API/SDK để cung cấp cho khách hàng.
Để chuyển đổi số thì nền tảng quan trọng nhất là hạ tầng. VNPT đã chuẩn bị mở rộng hạ tầng mạng lưới tạo nền tảng truy nhập Internet tốc độ cao phục vụ chuyển đổi số như thế nào?
Để phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số, chúng tôi đang tiếp tục thực hiện quy hoạch và phát triển mạng 4G, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng và là nhà mạng có tốc độ mạng 4G cao nhất; tiếp tục triển khai mạng 4G trên công nghệ tiên tiến nhất là LTE-Advanced Pro (đây là công nghệ được cho là 4,9 G), cho phép gộp các băng tần của 4G để tăng tốc dữ liệu đạt được 1Gbps trên các băng tần 4G gồm có 1800Mhz, 2100Mhz, 2600Mhz, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Cùng với đó, VNPT sẵn sàng cho triển khai 5G. Khi được cấp phép, VNPT sẽ thực hiện thử nghiệm 5G trong năm 2019 với trên 200 trạm tại các tỉnh, thành phố lớn.
Hiện nay, mạng cáp quang của VNPT đã trải khắp tới 100% xã trên cả nước. Năm 2019, VNPT sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mạng cáp quang đáp ứng tốt nhu cầu phát triển các dịch vụ băng rộng, tạo nền tảng truy nhập Internet tốc độ cao phục vụ chuyển đổi số.

-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10% -
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
Động lực tăng trưởng và câu hỏi doanh nghiệp sao khó lớn -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam -
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
1 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
2 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
3 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
4 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển