
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
Ngày 14/11, nhà sản xuất máy bay Airbus của châu Âu đã tiếp nhận đơn đặt hàng lên tới 255 máy bay một lối đi A321 chỉ trong ngày đầu tiên của Triển lãm.
Theo thông báo của Airbus, đơn đặt hàng trên của 4 hãng hàng không trực thuộc Công ty cổ phần Indigo Partners của Mỹ gồm Wizz Air, Frontier, Volaris và JetSMART.
Trong đó, hãng hàng không giá rẻ Wizz Air đặt hàng 102 máy bay, American Frontier Airlines đặt hàng 91 máy bay, trong khi Volaris của Mexico và JetSMART của Chile đặt hàng lần lượt 39 và 23 máy bay. Căn cứ danh mục giá do Airbus công bố năm 2018, tổng đơn hàng có giá trị hơn 33 tỷ USD. Tuy nhiên, mức giá chính thức hiện chưa được tiết lộ.
Giám đốc điều hành Airbus, ông Guillaume Faury, nêu rõ vì 4 hãng hàng không trên thuộc cùng một công ty cổ phần hàng không, nên nhà sản xuất này đã chấp thuận đơn đặt hàng lớn với một mức giá hấp dẫn. Việc giao hàng dự kiến sẽ bắt đầu được triển khai vào năm 2025.
Các công ty hàng không tề tựu về Dubai Airshow trong bối cảnh ngành này đang từng bước phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch Covid-19, song cũng đang đối mặt với áp lực giảm tác động gây biến đổi khí hậu.
Cuộc triển lãm kéo dài 5 ngày tại UAE lần này là sự kiện tập trung lớn lần đầu tiên của ngành hàng không kể từ khi đại dịch khiến hoạt động của ngành này trở nên ảm đạm, các sân bay vắng vẻ và máy bay không thể cất cánh. Lưu lượng hàng không đang dần tăng trở lại, cho dù lưu lượng vào tháng 9 năm nay vẫn thấp hơn 53% so với mức trước đại dịch. Giám đốc Indigo Partners, ông Bill Franke, cho biết công ty này muốn "sớm triển khai tiến trình phục hồi".
Trong khi đó, ông Christian Scherer, Giám đốc Kinh doanh của Airbus, đánh giá các hãng hàng không trực thuộc công ty Indigo Partners đã "hành động nhanh chóng và quyết đoán" trong một vài tháng qua để đưa ra quyết định đặt hàng "mang tính bước ngoặt này" khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát.
Cũng trong khuôn khổ cuộc triển lãm quy mô nói trên, hãng Boeing của Mỹ - tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất thế giới - cùng ngày đã ký hợp đồng với công ty Icelease chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay của Iceland để chuyển đổi 11 chiếc Boeing 737-800BCF thành máy bay chở hàng. Boeing hiện chưa tiết lộ giá trị của hợp đồng chuyển đổi dòng máy bay một lối đi thế hệ trước của dòng MAX này.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Boeing cũng tuyên bố sẽ mở thêm 3 tuyến vận tải mới tại Canada và Anh, bên cạnh các tuyến mới mở gần đây tại Trung Quốc và Costa Rica.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), dù đại dịch Covid-19 khiến ngành hàng không thiệt hại nặng nề, song nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu bằng đường hàng không cao hơn 9% so với thời điểm trước cuộc khủng hoảng dịch bệnh này.

-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh -
Toyota "cài số lùi" lợi nhuận vì tác động thuế quan -
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”