-
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng
Từ những dự án công nghiệp
Trong những lần tiếp xúc với báo chí, ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất khẳng định, xúc tiến đầu tư vào Dung Quất được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt quan tâm. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.
Sự quan tâm ấy đã thành hiện thực khi vài năm trở lại đây, nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại KKT Dung Quất như: Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Công ty VIJAGAS (Nhật Bản), Công ty Sanyi Resources Pte Ltd (Singapore), Tập đoàn Mitsui và Công ty Tedi Port, Tập đoàn Hanes Brand (Mỹ), Hanvina (Hàn Quốc) và một số tập đoàn lớn trong nước như PVN, Hoa Sen, Vingroup…
Khu biệt thự Thiên Tân trong Khu đô thị Vạn Tường. |
Sau khi tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ngãi, ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành JETRO đánh giá, Quảng Ngãi là một trong những thị trường đầu tư có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn hướng tới và JETRO sẽ trở thành cầu nối để ngày càng có nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản đến với tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài thể hiện quyết tâm triển khai dự án có quy mô lớn tại KKT Dung Quất thuộc các ngành, lĩnh vực nhiệt điện, điện - khí, bột giấy như Tập đoàn Sojitz đang nghiên cứu để hợp tác với Tập đoàn JK (Ấn Độ) đầu tư nhà máy bột giấy, công suất 150.000 tấn/năm.
Với những nỗ lực của lãnh đạo Nhà nước, tỉnh Quảng Ngãi trong chuỗi công tác xúc tiến đầu tư đã kéo về Dung Quất một nhà đầu tư khổng lồ đến từ quốc đảo Singapore. Dự án nhà máy nhiệt điện do Tập đoàn Sembcorp đầu tư, công suất 1.200 MW và dự án KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) quy mô lên đến 1.200 ha với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD…
Giữa lúc kinh tế khó khăn, việc Sembcorp chọn và quyết định đầu tư tại Quảng Ngãi đã chứng minh đây là “đất lành” và việc Quảng Ngãi kéo về được Sembcorp là một nỗ lực vượt bậc. “Quảng Ngãi sẽ làm hết mình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tạo sự thông thoáng nhất cho việc triển khai dự án được thuận lợi”, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhấn mạnh.
“KKT Dung Quất được mở rộng là bước đà thuận lợi. Tuy nhiên, để Dung Quất phát triển đúng hướng, bài toán thu hút đầu tư vẫn là bài toán khó. Trong khi đó, muốn có nhà đầu tư, phải có mặt bằng sạch, hạ tầng tốt, lao động dồi dào… Sắp tới, Quảng Ngãi sẽ triển khai mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề này”, ông Lê Viết Chữ khẳng định.
Đến hình thành các vệ tinh đô thị
Có lẽ khi đề xuất Vạn Tường, địa danh gắn với trận đầu thắng Mỹ, là thành phố công nghiệp trong Khu Đô thị - Công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi cũng như một số bộ, ngành khi bảo vệ và trình Chính phủ đều căn cứ vào số lượng dự án thu hút đầu tư, tổng thu nhập và quy mô dân số.
Những năm trước, các dự án đổ về Dung Quất rất nhiều. Nườm nượp nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, những dự án lớn nhỏ đã được cấp phép... Cái tên Dung Quất được nhắc đến liên tục, lan tỏa như vết dầu loang. Đã có lúc, KKT này đón hơn 120 dự án với số vốn đầu tư hơn 12 tỷ USD, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất so với các KKT trong cả nước.
Đùng một cái, khủng hoảng tài chính như cơn bão xuất hiện càn quét, Dung Quất cũng không nằm ngoài cơn bão đó. Số dự án đến đăng ký, chấp thuận đầu tư ít triển khai, số dự án thu hồi lại nhiều. Nhà máy mới chưa thành hình nên chưa hút được lao động tới định cư, trong khi lượng lao động sau khi tham gia thi công các dự án xong di chuyển đi các vùng, miền khác để lại khoảng trống lớn về dân số.
Để các dự án về Dung Quất tiếp tục triển khai hiệu quả, bổ sung dân số vào các tiêu chí đô thị, tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện cuộc di dời dân quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Dự tính, sẽ có khoảng 2.500 hộ dân trên địa bàn KKT Dung Quất phải di dời để nhường đất xây dựng các dự án lớn. Số lượng di dân lần này rất lớn, bởi nếu tính trong suốt 20 năm hình thành và phát triển thành KKT năng động như bây giờ, Dung Quất chỉ mới di dời tổng cộng 1.800 hộ dân.
Chạy đua cùng thời gian, Ban quản lý KKT Dung Quất hiện đang khẩn trương hoàn thành kế hoạch tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Cùng với đó, Ban quản lý KKT Dung Quất cũng công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư hạ lưu sông Trà Bồng - Đập Cà Ninh (diện tích gần 200 ha), đủ để đưa khoảng 2.000 hộ dân ở 2 thôn Tân Hy và Sơn Trà (xã Bình Đông) vào tái định cư. Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí để thực hiện di dời dân, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
Để cuộc sống người dân không bị xáo trộn nhiều, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã giao cho một tập đoàn tại địa phương triển khai thực hiện dự án. Theo lãnh đạo tập đoàn này, sớm thì 4 năm, chậm thì 7 năm, Dung Quất sẽ thể hiện rõ ràng hình hài về một thành phố công nghiệp như quy hoạch của Chính phủ và kỳ vọng của tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn |
Sớm hình thành Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế Dung Quất được mở rộng từ 10.300 ha lên 45.332 ha. Dung Quất là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và giữ vai trò quan trọng về quốc phòng của miền Trung và Tây Nguyên. Việc mở rộng diện tích lên gấp 4 lần so với thực tại gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất 2 là nền tảng quan trọng, thu hút thêm nhiều dự án công nghiệp nặng quy mô lớn, nhất là các dự án lọc hóa dầu. Từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang hiện hữu và Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đây là cơ sở vững chắc để hình thành Trung tâm Lọc hóa dầu Quốc gia trong thời gian tới.
Được biết, Quảng Ngãi đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Na và Bộ Công thương, để kiến nghị Chính phủ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất trở thành Trung tâm Lọc hóa dầu Quốc gia. Nếu được, đây là sự đột phá thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 giữa lúc mà Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, loại bỏ thủ tục hành chính rườm rà, ban hành cơ chế chính sách thông thoáng. Cùng với chủ trương thu hút các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, các dự án điện khí sẽ được ưu tiên để chủ động đón dòng khí đưa từ mỏ Cá Voi Xanh vào bờ. Quảng Ngãi tiếp tục mời gọi các dự án hóa dầu, để sau năm 2020 hình thành tổ hợp hóa dầu đồng bộ với dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Chuỗi dự án này là nền tảng vững chắc để sớm hình thành Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.
-
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng -
Cơ chế với dự án điện: Cần rõ ràng, hấp dẫn -
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT -
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng Trạch -
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang