-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Độc giả Viết Hùng (tỉnh Quảng Bình) muốn được hướng dẫn xử lý tình huống điều chuyển khối lượng công việc giữa các nhà thầu liên danh và đề nghị thay đổi thành viên đứng đầu liên danh khi nhà thầu đang thực hiện hợp đồng.
Liên danh nhà thầu công ty A và công ty B đã trúng thầu và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình cầu với chủ đầu tư, giá trị hợp đồng 40 tỷ đồng.
Thành viên đứng đầu liên danh là công ty A đảm nhận 54% giá trị hợp đồng; công ty B đảm nhận 46% giá trị hợp đồng.
Quá trình thi công do mặt bằng mố cầu phía công ty A đảm nhận chưa giải phóng được nên công ty A không thể triển khai thi công. Để bảo đảm tiến độ chủ đầu tư đã điều chuyển một phần khối lượng từ công ty A sang cho công ty B (công ty B sử dụng mặt bằng của công ty B nên làm được).
Sau khi điều chuyển, công ty A đảm nhận 49% giá trị hợp đồng; công ty B đảm nhận 51% giá trị hợp đồng. Để thuận lợi cho việc thi công liên danh nhà thầu công ty A và công ty B đề nghị chủ đầu tư cho phép thay đổi thành viên đứng đầu liên danh từ công ty A sang cho công ty B đảm nhận (công ty B đủ năng lực).
Ông Hùng hỏi, việc thay đổi thành viên đứng đầu liên danh trong trường hợp như trên có đúng quy định của pháp luật không? Nếu đúng (hoặc không đúng) thì căn cứ vào các quy định nào?
Hết thời hạn hợp đồng mà mặt bằng vẫn chưa giải phóng được thì công ty A có quyền chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư hay không? Nếu được thì chủ đầu tư xử lý như thế nào?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Như vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là nhà thầu chính. Trường hợp nhà thầu trúng thầu thì khi ký kết hợp đồng, các thành viên liên danh là một bên của hợp đồng.
Theo đó, trường hợp thành viên A không có khả năng thực hiện một phần công việc đảm nhận trong liên danh và thành viên B có khả năng thực hiện được thì việc chuyển giao khối lượng công việc giữa hai thành viên được coi là tình huống trong đấu thầu phát sinh tại Khoản 15, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Việc xử lý tình huống trong đấu thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế (Điều 86 Luật Đấu thầu).
-
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình -
Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP -
Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận -
Bình Định thành lập cụm công nghiệp mới hơn 18 ha để phục vụ di dời doanh nghiệp
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi