-
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
Công ty mẹ không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký tại Năm Bảy Bảy -
FLC có tân Chủ tịch, "người cũ" trở lại ghế CEO
Công ty CP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2023, dự kiến tổ chức ngày 17/4 tới đây.
Kế hoạch kinh doanh năm 2023 được HĐQT trình không thay đổi so với nội dung đã được công bố cuối năm 2022. Cụ thể là, doanh thu thuần mục tiêu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.130 tỷ đồng, tăng lần lượt tăng 7% và 3% so với kết quả năm trước. Nếu hoàn thành được mục tiêu trên, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này đạt mức lãi nghìn tỷ đồng.
Để hoàn thành kế hoạch nêu trên, Dược Hậu Giang định hướng nâng cấp các dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu và duy trì tiêu chuẩn trong nước. Công ty cũng sẽ mở rộng mạng lưới, gia tăng các khách hàng trung thành và tăng hiệu quả hoạt động bán hàng tại các thành phố lớn…
Giai đoạn 2022 - 2025, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 8 - 10%. Doanh thu kỳ vọng đạt 5.500 tỷ đồng đến năm 2025, lợi nhuận trước thuế duy trì tăng trưởng, cổ tức tối thiểu 30%/vốn điều lệ. Trước đó, giai đoạn 2013 - 2021, Công ty đạt 3.500 – 4.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Biên lợi nhuận ròng duy trì ổn định trong 5 năm qua, trên mức 15%, cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.
Năm 2022, công ty đạt lợi nhuận sau thuế 988 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Do đó, HĐQT trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức 35% bằng tiền.
Dược Hậu Giang cho rằng, ngành dược đứng trước nhiều cơ hội như dân số gia tăng với xu hướng già hóa nhanh, thu nhập cùng với mặt bằng dân trí tăng, ô nhiễm môi trường tạo ra nhu cầu lớn về sản phẩm y tế và dược phẩm. Thị trường dược phẩm Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tỷ lệ tăng trưởng cao khoảng 10%-12% mỗi năm và tiềm năng lớn để phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ mới.
Tuy nhiên, thách thức là các công ty dược phẩm nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam và cạnh tranh với các công ty trong nước đang ngày càng gia tăng. Các công ty này thường có thương hiệu lớn, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến hơn, từ đó đe dọa đến thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp nội.
-
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
SCIC muốn thoái vốn, TTL bật tăng trần 3 phiên liên tiếp -
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai Say Hi" bùng nổ, nhà sản xuất và nhà tài trợ hưởng lợi thế nào? -
Công ty mẹ không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký tại Năm Bảy Bảy -
FLC có tân Chủ tịch, "người cũ" trở lại ghế CEO
-
1 Đầu tư năm 2025: Cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác? -
2 Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
3 Trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank trước 20/12 -
4 Giải quyết dứt điểm vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/12
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị
- Phát triển đô thị Thủ đô dưới góc nhìn kinh tế xã hội
- C.P. Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vì một hành trình phát triển bền vững