Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Được phép gộp nhiều công trình trong một gói thầu?
Anh Ngọc - 09/11/2018 07:28
 
Ban quản lý dự án có thể gộp nhiều công trình thành một gói thầu để đấu thầu một lần hay không?

Độc giả Trần Thị Lam Giang (TP. Đà Nẵng) đặt câu hỏi như sau: Tổng Công ty tôi đang chuẩn bị đầu tư hệ thống nhà lưu trú cho cán bộ công nhân viên bằng vốn ngân sách Nhà nước (mỗi một tỉnh thành xây một công trình nhà lưu trú, tất cả là 32 công trình), mỗi một công trình là một quyết định đầu tư Báo cáo kinh tế kỹ thuật (≤15 tỷ đồng), tiến độ xây dựng được phê duyệt là 6 tháng/công trình, các công trình đều có quy mô, tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, phương án thi công là như nhau (tối thiểu đến đầu tháng 7/2018 phải ký hợp đồng).

Mặt khác, do kế hoạch vốn chỉ được cấp trong năm nên phải hoàn thành và nghiệm thu 32 công trình đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2018. Ban tôi mới nhận được nhiệm vụ quản lý dự án và đang ở khâu lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay nút thắt lớn nhất là công tác lựa chọn nhà thầu cho cả 32 công trình, nếu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo trình tự quy định thì rất khó bảo đảm.

Vậy, tôi có thể gộp tất cả 32 công trình thành một gói thầu để đấu thầu một lần hay không? (các nhà thầu có thể liên danh) hoặc gộp thành 2 gói thầu (16 công trình/gói) để bảo đảm tiến độ công trình và kế hoạch giải ngân.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 22, Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

Đối với vấn đề của bà Giang, gói thầu có thể bao gồm các nội dung mua sắm giống nhau ở nhiều dự án khác nhau. Tuy nhiên, khi phê duyệt nội dung công việc của gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý (Khoản 3, Điều 33 Luật Đấu thầu).

Việc gộp các nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án trong một gói thầu không được dẫn đến tình trạng làm hạn chế sự tham dự thầu của các nhà thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.

Đối với gói thầu gồm các công việc độc lập, có thể chia gói thầu làm nhiều phần theo quy định tại Khoản 5, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ để tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu.

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Theo quy định, nhà đầu tư tham gia dự thầu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc góp vốn trên 30% của nhau.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư