-
Không lâu sau khi vay ngân hàng 2.618 tỷ đồng, Nam Tân Uyên chia cổ tức 60% -
Hãng pin hơn 60 năm tuổi tăng 10% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Đầu tư Hải Phát tiếp tục kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu phát hành năm 2021 -
Thép Tiến Lên lỗ thêm 120,22 tỷ đồng trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam lãi gần 1.121 tỷ đồng -
PV GAS sở hữu quỹ tiền mặt lên tới 44.804,4 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2021 của Đường Quảng Ngãi ghi nhận doanh thu thuần nửa đầu năm tăng 13% so với cùng kỳ lên 3.660 tỷ đồng.
Trong đó, mảng sữa đậu nành đóng góp 1.906 tỷ đồng, tương ứng bình quân mỗi ngày khoảng 10,5 tỷ đồng. Nguồn thu còn lại đến từ sản phẩm đường, nước giải khát, mạch nha, bánh kẹo...
Lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn này đạt trên 1.040 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời 28,4%.
Mảng đường cùng kỳ năm 2020 đóng góp 3 tỷ đồng vào lợi nhuận gộp, thì năm nay lên đến 143 tỷ đồng, trong khi mảng chủ lực là sữa đậu nành giảm từ khoảng 850 tỷ đồng xuống 790 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí, công ty này báo lãi sau thuế hơn 520 tỷ đồng và cao hơn cùng kỳ 19%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nhờ đó tăng lên 2.786 tỷ đồng, chiếm gần 43% vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về nguyên nhân lãi sau thuế hợp nhất tăng so với cùng kỳ, ông Võ Thành Đàng, Tổng giám đốc Đường Quảng Ngãi cho, hiệu quả hoạt động của mảng sữa đậu nành, nước khoáng… trong nửa đầu đầu năm nay giảm so với cùng kỳ.
Trong khi đó, hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh mảng đường tăng nhờ dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định, giảm giá thành sản phẩm và công ty tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng sản xuất công nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Đường Quảng Ngãi (Đvt: đồng). |
Trong kỳ, Đường Quảng Ngãi ghi nhận thêm khoản phải thu mới từ Công ty TNHH MTV Công nghiệp Massan (với hơn 7,1 tỷ đồng);
Hàng tồn kho tính đến cuối kỳ tăng hơn 20% (hơn 1.000 tỷ đồng), trong đó hơn 62% là thành phẩm.
Đơn vị này lý giải, tại thời điểm cuối tháng 6/2021, công ty không có hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất và cũng không dùng hàng tồn kho để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản nợ.
Doanh nghiệp này đặt mục tiêu năm nay đạt doanh thu 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 913 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và giảm 13% so với kết quả năm 2020.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, một trong những mục tiêu lớn là mở rộng ngành hàng sữa đậu nành và sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc đậu nành, các loại hạt mang thương hiệu Vinasoy.
HĐQT đường Quảng Ngãi cho biết, cả ngành FMCG và sữa, sản phẩm từ sữa đều tăng trưởng âm trong năm 2020 như sữa nước -5%, sữa bột -11%, sữa đậu nành -10%.
Theo số liệu của của Nielsen, Vinasoy tiếp tục duy trì và giữ vững vị thế dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành bao bì hộp giấy tại thị trường trong nước với thị phần năm 2020 là 85,8% tăng 1,2% thị phần so với năm 2019.
Riêng tháng 12/2020 là 87,3% (tăng 2,9% so với thời điểm kết thúc tháng 12/2019).
Sản lượng sữa tiêu thụ trong năm hơn 250 triệu lít, giảm 9,9% so với năm 2019. Năm 2020, các sản phẩm Vinasoy đã được tiêu thụ tại hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản.
-
Doanh nghiệp phân phối ô tô kinh doanh thế nào trong quý III/2024 -
Hãng pin hơn 60 năm tuổi tăng 10% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Đầu tư Hải Phát tiếp tục kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu phát hành năm 2021 -
Thuỷ điện có thể tiếp tục kéo lùi lợi nhuận của Cơ Điện Lạnh -
Loạt doanh nghiệp năng lượng liên tục trì hoãn trả nợ trái phiếu -
Lộc Trời tiếp tục gia hạn nộp Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 -
Gemadept chuẩn bị tăng vốn "khủng", cổ đông lớn từ Nhật Bản từ chối góp thêm
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng