Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Duy trì chênh lệch cao, nhà băng muốn bù đắp lợi nhuận
Hà Tâm - 14/03/2014 15:32
 
Tuần này, các ngân hàng lại dồn dập hạ thêm lãi suất huy động, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay vẫn đứng im. Thống đốc Bình: Muốn tăng dư nợ, lãi suất phải giảm thêm Tín dụng tăng trưởng âm 1,66%; chưa bỏ trần lãi suất

Từ ngày 12/3, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng của Eximbank giảm lần lượt xuống còn 5,8 và 5,9%/năm, cách xa mức trần lãi suất huy động 7%/năm.

Các ngân hàng dồn dập hạ thêm lãi suất huy động
Các ngân hàng lại dồn dập hạ thêm lãi suất huy động, trong khi mặt bằng
lãi suất cho vay vẫn đứng im

Tương tự, bắt đầu từ ngày 11/3, Sacombank cũng giảm mạnh lãi suất huy động thêm 0,1- 0,3%/năm đối với một số kỳ hạn ngắn.

Trước đó, từ ngày 1/3, hàng loạt ngân hàng thương mại cũng đã giảm 0,3 - 0,6% đối với lãi suất huy động. Như vậy, lãi suất kỳ hạn ngắn 1-3 tháng của nhiều ngân hàng chỉ còn dao động trong khoảng 5-6,5%/năm.

Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối nguồn vốn và ngoại hối của VIB cho biết, trong bối cảnh lạm phát giảm, huy động vốn tiếp tục tăng, tín dụng tăng trưởng chậm như hiện nay, việc ngân hàng cắt giảm lãi suất là đương nhiên.

“Nếu lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp, các ngân hàng có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất mạnh hơn nữa”, ông Trung nói.

Tuy lãi suất huy động đang giảm mạnh, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặt bằng lãi suất cho vay 6 tháng vừa qua hầu như không biến đổi. Theo đó, lãi suất cho vay thông thường ngắn hạn đang ở mức 9- 11,5%, cao gần gấp đôi lãi suất huy động.

Theo ông Hoàng Triều, Chủ tịch HĐQT CTCP Cao ngựa Vạn An, doanh nghiệp này vẫn phải vay vốn, với lãi suất 1,2%/tháng, tương đương 14,4%/năm. Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất huy động giảm là hợp lý, song để tránh thiệt thòi cho người gửi tiền và người vay vốn, lãi suất cho vay cũng phải giảm tương ứng. Hiện trong cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng, tiền gửi ngắn hạn chiếm đa số. Lãi suất huy động đã giảm mạnh trong hai tháng qua, có nghĩa là, lãi suất cho vay lẽ ra đã có thể giảm thêm.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, một chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ lãi suất huy động giảm mạnh, nhưng lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng là do các ngân hàng muốn duy trì khoảng chênh lệch cao, nhằm bù đắp lợi nhuận trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, tín dụng sút giảm.

Ngoài ra, tuy lãi suất huy động của một số ngân hàng giảm mạnh, nhưng thực tế, vẫn còn một số ngân hàng yếu kém đang lách trần lãi suất, đây là lý do khiến mặt bằng lãi suất cho vay nói chung chưa thể giảm nhanh.

Trong Nghị quyết của phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2 mới ban hành gần đây, Chính phủ đã yêu cầu NHNN giảm thêm mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, các ngân hàng yếu đang là rào cản lớn nhất của việc giảm lãi suất. Đây cũng chính là lý do nhiều ngân hàng đã hạ sâu lãi suất huy động dưới mức trần, song chưa nên bỏ trần lãi suất.

“Trên thị trường vẫn còn một số ngân hàng nhỏ thu hút vốn huy động bằng cách nâng lãi suất đầu vào cao hơn mặt bằng chung do NHNN quy định là 7%/năm. Nếu như bỏ trần lãi suất huy động, thì mặt bằng lãi suất sẽ bị phá vỡ ngay, lãi suất cho vay sẽ khó giảm thêm 1% - 2% trong năm nay như mong muốn của NHNN và Chính phủ”, ông Lực nhận định.

Tín dụng sẽ dần được khơi thông
Trả lời phóng viên , ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, để kích cầu tăng trưởng tín dụng, ngành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư