Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
E-economy và tương lai đột phá của tạp hóa truyền thống tại Việt Nam
Như Loan - 20/11/2020 19:03
 
E-economy hay kinh tế công nghệ, đánh dấu sự thâm nhập sâu rộng của internet, góp phần thúc đầy nền kinh tế của các quốc gia.

Tưởng như không liên quan, nhưng những cửa hàng tạp hóa truyền thống cũng đang bước vào một công cuộc số hóa đầy bất ngờ và hứa hẹn.

Ngày 11/11 vừa qua đánh dấu sự thành công của lễ hội khuyến mãi trên khắp các nền tảng mua bán trực tuyến lớn. Khi doanh thu các cửa hàng được báo cáo tăng gấp 10 lần trong ngày diễn ra ưu đãi, rất dễ để nhìn thấy sự chuyển đổi nhanh chóng sang số hóa của ngành bán lẻ. Một câu hỏi được đặt ra: Vậy bán lẻ truyền thống sẽ đi về đâu?

Kinh tế công nghệ và cú chuyển mình ngoạn mục của châu Á

Kinh tế châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ, đánh dấu sự bắt đầu của “Thế kỷ châu Á". Theo Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Trung Quốc đứng số 1 thế giới về sức mua, chiếm 19% nền kinh tế toàn cầu, còn Ấn Độ đứng thứ ba. Tầng lớp trung lưu đang phát triển cực thịnh tại Trung Quốc và Đông Nam Á. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tới năm 2050, châu Á sẽ chiếm hơn 50% sản lượng kinh tế toàn cầu kéo sức mua ngành bán lẻ tăng vọt.

Tokopedia được coi là hình mẫu thành công khi đưa công nghệ vào ngành bán lẻ truyền thống
Tokopedia được coi là hình mẫu thành công khi đưa công nghệ vào ngành bán lẻ truyền thống

Trong ngành bán lẻ, thời gian qua Indonesia có bước nhảy vọt, được ví như “kỳ lân châu Á". Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Indonesia là nền kinh tế tiền mặt lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, từng có mức độ thâm nhập ngân hàng rất thấp khi người dân chỉ quen mang theo tiền mặt. Thực trạng địa hình của quốc gia vạn đảo này khiến hậu cần là trở ngại cực kỳ lớn cho ngành bán lẻ. Tuy nhiên, những công ty thương mại điện tử như Tokopedia và Bukalapak đã “thay đổi cuộc chơi" dựa vào sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, cùng niềm tin vào tiềm năng của chuyển đổi số.

Năm 2018, Tokopedia đi bước đi đầy tham vọng khi ra mắt ứng dụng Mitra Tokopedia, được thiết kế dành riêng cho chủ sở hữu của các warung - một dạng cửa tiệm tạp hóa nhỏ truyền thống của Indonesia. Ý tưởng kết nối hơn hai triệu warung trên khắp cả nước mang lại cho các chủ tiệm tạp hóa kiểu cũ cơ hội nhập hàng trực tiếp với giá thấp hơn thị trường. Đồng thời, ứng dụng điện thoại cũng hứa hẹn mang sản phẩm của Tokopedia đến với đối tượng khách tiêu dùng không sở hữu thiết bị truy cập internet, những người có thu nhập thấp và chỉ quen mua sắm ở các cửa hàng nhỏ truyền thống.

Bán lẻ Việt Nam - thị trường tài chính tiềm năng chờ số hoá

Quá trình số hóa của nền kinh tế Việt Nam không còn là câu hỏi có hay không, mà là “Mất bao lâu?”. Câu trả lời có lẽ là rất nhanh, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 góp phần thúc đẩy công nghệ thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống. Với số dân hơn 96 triệu, trong đó hơn 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh, sở hữu xấp xỉ 46 triệu tài khoản ngân hàng, tiềm năng để tiến một bước lên kinh tế công nghệ của Việt Nam là rất lớn.

Mặc dù thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, tuy nhiên, bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm đa số tại Việt Nam. Theo thống kê của Nielsen, Việt Nam hiện có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống trên toàn quốc. Kantar Worldpanel Việt Nam cho biết các kênh bán lẻ này vẫn đang đáp ứng tới 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Họ cần gì trước thách thức và cũng là thời cơ mới khi công nghệ ập đến.

VinShop có tương lai đầy hứa hẹn bởi bán lẻ truyền thống vẫn đáp ứng tới 85% nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam.
VinShop có tương lai đầy hứa hẹn bởi bán lẻ truyền thống vẫn đáp ứng tới 85% nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam.

Giống như Tokopedia của Indonesia, Việt Nam cần một cây cầu mới để kết nối những cửa hàng tạp hóa truyền thống với nhà cung cấp và người tiêu dùng. Bài toán số hoá ngành bán lẻ đã và đang được giải bởi những đơn vị tiên phong như One Mount Group (thành viên Tập đoàn Vingroup). Ứng dụng VinShop chính thức ra mắt vào ngày 5/10/2020 với mục tiêu tạo nên mô hình B2B2C (Business to Business to Consumer) tiên phong trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Trong đó VinShop sẽ mang tới giải pháp mới cho một mô hình truyền thống. Các chủ hiệu tạp hóa chỉ cần ngồi nhà nhập hàng, quản lý kho bãi và sản phẩm hoàn toàn qua smartphone. Ứng dụng VinShop giúp các chủ kinh doanh tạp hóa nhập hàng với mức giá cạnh tranh, gián tiếp tiết kiệm cho người tiêu dùng cuối.

Công nghệ tiên phong từ VinShop được kì vọng trở thành cú hích cho các cửa hàng tạp hóa phát triển theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, những pháp tài chính ưu việt cũng giúp kênh bán lẻ truyền thống tận dụng tốt hơn lợi thế của mình.

Theo thông tin mới tiết lộ, VinShop kết hợp Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tung chương trình ứng vốn tới 70 triệu cho mỗi cửa hàng tạp hóa để nhập hàng dịp Tết này. “Bắt tay” với những ông lớn, tạp hóa cũng nhanh chóng “lên đời”.

Hợp tác giữa One Mount Group và Techcombank là sự kết hợp lợi thế cạnh tranh về công nghệ, hậu cần và hàng hóa cùng năng lực tài chính uy tín, sẽ giải quyết được những điểm yếu đang tồn tại của ngành bán lẻ truyền thống. Đây hứa hẹn là bước phát triển bền vững giúp bán lẻ truyền thống Việt Nam “dạm ngõ” với kinh tế công nghệ, đồng thời giúp những cửa tiệm tạp hóa Việt bắt kịp với xu thế thế giới.

Vingroup ra mắt ứng dụng VinShop – Mô hình bán lẻ B2B2C lần đầu tiên tại Việt Nam
Công ty CP One Distribution chính thức công bố ra mắt ứng dụng VinShop, một sản phẩm công nghệ có vai trò kết nối cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư