-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Trong bối cảnh cạnh tranh trong nước ngày càng tăng, nhiều hãng xe điện Trung Quốc đặt ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy bán hàng sang thị trường châu Âu. Ảnh: AFP |
Thông tin trên được Reuters dẫn lời ba nguồn tin tham gia vào quá trình điều tra xe điện của Ủy ban châu Âu (EC).
Hai trong số ba nguồn tin cho biết, các nhà điều tra sẽ đến thăm và xác minh tại chỗ ba hãng xe Trung Quốc, gồm BYD, Geely và SAIC. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết các nhà điều tra sẽ không đến thăm các hãng xe không phải thương hiệu Trung Quốc, nhưng được sản xuất tại quốc gia này, chẳng hạn Tesla, Renault và BMW.
Cuộc điều tra xe điện được Ủy ban châu Âu khởi động vào tháng 10 năm ngoái và dự kiến kéo dài 13 tháng, nhằm xác định xem liệu xe điện rẻ hơn do Trung Quốc sản xuất có được hưởng lợi bất bình đẳng từ trợ cấp của nhà nước hay không. Cuộc điều tra đã làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và EU.
Ủy ban châu Âu xác nhận sẽ thực hiện các chuyến trên, theo Reuters.
Ông Olof Gill, người phát ngôn của Ủy ban Thương mại châu Âu cho biết: "Ủy ban đã chọn một mẫu đại diện gồm các nhà sản xuất Trung Quốc và EU, những hãng xe này đã trả lời bảng câu hỏi".
"Ủy ban sẽ thực hiện các chuyến thăm xác minh tại cơ sở sản xuất của họ vào tháng 1 đến tháng 2 năm 2024", ông Gill nói thêm.
Bộ thương mại Trung Quốc, BYD và SAIC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters. Trong khi đó, hãng xe Geely đã từ chối bình luận nhưng trích dẫn tuyên bố hồi tháng 10 rằng công ty tuân thủ mọi luật pháp và ủng hộ cạnh tranh thị trường công bằng trên toàn cầu.
Một nguồn tin của Reuters cho biết các nhà điều tra đã đến Trung Quốc, trong khi một nguồn tin khác cho biết chuyến "thị sát" dự kiến diễn ra trong tháng này và tháng tới.
Các chuyến thăm nhằm mục đích xác minh - kiểm tra tại chỗ để kiểm tra nội dung mà các nhà sản xuất ô tô trả lời cho bảng câu hỏi của giới chức châu Âu, một nguồn tin cho biết. Các tài liệu của Ủy ban Châu Âu về cuộc điều tra cho biết cuộc điều tra đang ở "giai đoạn khởi đầu", với các chuyến thăm xác minh sẽ diễn ra đến ngày 11/4.
Tuần trước, Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, một bước đi dường như nhằm vào Pháp, quốc gia ủng hộ cuộc điều tra xe điện. Các mẫu xe phổ biến của Trung Quốc được xuất khẩu sang châu Âu bao gồm MG của SAIC và Volvo của Geely.
Thị phần xe điện do Trung Quốc sản xuất trên thị trường xe điện của Liên minh châu Âu đã tăng lên 8% và có thể đạt 15% vào năm 2025. Những sản xuất xe điện Trung Quốc thường được bán với giá thấp hơn 20% so với các mẫu xe do EU sản xuất.
Vào tháng 10/2022, Great Wall Motor của Trung Quốc cho biết họ là nhà sản xuất ô tô đầu tiên gửi phản hồi về cuộc điều tra trợ cấp của EU.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU đã trở nên căng thẳng bởi một số yếu tố, bao gồm mối quan hệ chặt chẽ hơn của Bắc Kinh với Moscow sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trong khi đó, EU đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là phụ thuộc về nguyên liệu và sản phẩm cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh.
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, từ hãng xe dẫn đầu thị trường BYD đến các đối thủ nhỏ hơn Xpeng và Nio, đang tăng cường nỗ lực mở rộng ra nước ngoài khi cạnh tranh trong nước ngày càng gia tăng còn tăng trưởng nội địa suy giảm. Nhiều hãng xe Trung Quốc đã đặt ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy bán hàng sang châu Âu.
Hiệp hội ô tô Trung Quốc tuần này cho biết, nước này ước tính đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới vào năm ngoái, với 5,26 triệu xe xuất xưởng, trị giá khoảng 102 tỷ USD.
-
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ -
Sản lượng dầu thô, khí đốt của Iran đạt mức cao đáng kể -
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Áo
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"