
-
Đề xuất tách Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thành 3 dự án thành phần
-
Hải Phòng đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm
-
THACO đề xuất làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 TP.HCM
-
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình đã có chủ đầu tư
-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì
Ngày 1/12, Chính phủ Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã ký các hiệp định tài trợ dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho bốn tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” (Dự án CRUIV), nhằm làm giảm mức độ dễ bị tổn thương của năm đô thị trước các vấn đề về khí hậu.
Được đồng tài trợ với khoản viện trợ không hoàn lại 5 triệu Euro từ Liên minh Châu Âu (EU), khoản vay ODA 123 triệu Euro từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và ngân sách của các tỉnh 28 triệu Euro, dự án CRUIV sẽ mang lại lợi ích cho năm đô thị loại nhỏ ở Bắc Trung bộ của Việt Nam gồm: Phát Diệm tỉnh Ninh Bình, Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, Hoàng Mai tỉnh Nghệ An, Hương Khê và Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
![]() |
Lễ ký kết hiệp định tài trợ dự án CRUIV |
Dự án CRUIV đặc biệt hướng tới việc cải thiện cơ sở hạ tầng phòng ngừa rủi ro lũ lụt, phát triển hệ thống thoát nước và đê bảo vệ; nâng cấp các tuyến đường chuyên dụng, đặc biệt là những tuyến đường dùng cho việc sơ tán và cứu hộ; xây dựng, tổ chức hoạt động thu gom và xử lý nước thải nhằm cải thiện môi trường địa phương.
Dự án cũng sẽ góp phần tăng cường năng lực của các cơ quan và chính quyền đô thị trong việc đảm bảo tính bền vững của các khoản đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững giúp giải quyết các vấn đề về dân số thành thị gia tăng, với mức sống ngày càng cao, trên vùng đất dễ bị tổn thương do phải hứng chịu thiên tai.
Ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết, khoản viện trợ không hoàn lại của EU sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng năng lực điều phối và thông tin liên lạc của chính quyền địa phương, phát triển các hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro cũng như tổ chức công tác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng. “Điều này hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên toàn cầu của EU về các thành phố bền vững”, ông nói.
Ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho rằng, sự kết hợp giữa vốn vay ODA của AFD với viện trợ không hoàn lại của EU là một lợi thế quan trọng cho sự thành công của Dự án và tính bền vững của cơ sở hạ tầng đô thị.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiệt độ nóng dần và nước biển dâng, cũng như tần suất và cường độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan kết hợp với sự gia tăng dân số và đô thị hóa đang làm tăng nguy cơ xói mòn bờ biển, lũ lụt đô thị và hạn hán.
Đặc biệt, miền Trung là khu vực thường xuyên phải gánh chịu những biến động về thời tiết. Diễn biến hai tháng qua là đặc biệt nghiêm trọng, với các cơn bão nhiệt đới và trận bão lớn xảy ra liên tiếp.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gia tăng về cường độ và tần suất.

-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì -
Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập -
Hợp lực chiến lược: Tạo đà cho Quảng Ngãi bứt phá mạnh mẽ -
KinderWorld và Novaland ký bản Ghi nhớ về Phát triển các Dự án Giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Aqua City -
Chốt phương án đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Tân Phú -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách