Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
EVFTA: Tổ chức tín dụng trong EU có thể sở hữu tối đa 49% vốn tại hai ngân hàng Việt Nam
Thanh Thủy - 23/10/2019 11:40
 
Đây là cam kết có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực và không áp dụng với 4 ngân hàng có vốn Nhà nước.

Chia sẻ tại Hội thảo ngành tài chính và viễn thông Việt Nam trước cơ hội và thách thực từ Hiệp định EVFTA, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám tốc Trung tâm WTO và Hội nhập trực thuộc VCCI cho biết, EVFTA là một trong 3 hiệp định có các cam kết ở mức cao hơn so với WTO trong lĩnh vực tài chính và viễn thông. Tuy nhiên, ngân hàng và chứng khoán lại là lĩnh vực không có cam kết mở cửa gì thêm so với hiện trạng WTO.

B
Bà Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ tại Hội thảo.

Tuy nhiên, đã có thêm một cam kết có thời hạn 5 năm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong hiệp định này. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm (hết thời hạn 05 năm Việt Nam sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết này) và không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

Ngoài ra, việc thực hiện cũng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục mua bán, sáp nhập cũng như các điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trên cơ sở đối xử quốc gia, theo quy định của pháp luật của Việt Nam.

Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ, một tổ chức sở hữu không quá 15% vốn điều lệ. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các ngân hàng là 30%. Trường hợp ngoại lệ này có thể cho phép “room” ngoại tại 2 ngân hàng được vượt khỏi mức trần quy định duy trì thời gian qua.

EVFTA được xây dựng theo nguyên tắc chọn – cho, khác với phương thức chọn bỏ theo Hiệp định CPTPP. Đối với lĩnh vực dịch vụ, các khía cạnh mở cửa bao gồm phương thức đầu tư liên quan đến thành lập hiện diện thương mại ở các nước sở tại (liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, góp vốn/mua cổ phần…).

Ngoài ra, còn ba phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới bao gồm bên cung cấp dịch vụ cung cấp qua biên giới cho khách hàng Việt Nam, khách hàng Việt Nam ra nước ngoài sử dụng dịch vụ nước ngoài và di chuyển thể nhân (cử cá nhân làm đại diện để sang Việt Nam).

Theo bà Thu Trang, nhìn chung hiệp định sẽ không mang đến tác động quá lớn về đầu tư nước ngoài bởi chỉ duy nhất có dịch vụ nhượng tái bảo hiểm là lĩnh vực mở thêm. Tuy nhiên, EVFTA sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và quản lý giúp thị trường ổn định và minh bạch hơn.

Những tác động gián tiếp của hiệp định này là đáng chú ý khi cơ hội tăng nhu cầu với dịch vụ tài chính khi GDP nhu cầu thị trường được mở rộng. Nên dù mức độ mở cửa vẫn như vậy, thị trường sẽ sôi động hơn và mang đến thách thức cạnh tranh bởi “đất lành chim đậu” kéo theo các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Cùng đó, doanh nghiệp cần nỗ lực cạnh tranh từ chính việc thu hút và giữ chân khách hàng. 

Chờ cú hích mới về “room” ngoại
Việc định danh sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư