-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Quý 3/2021: Kinh doanh ngoài lãi tụt dốc
Báo cáo tài chính quý 3/2021 của EVN Finance cho thấy, tính đến cuối tháng 9/2021, tín dụng của công ty vẫn tăng 10,4%, làm nên động lực tăng trưởng chính của công ty.
Cụ thể, trong quý 3/2021, thu nhập lãi thuần của công ty đạt 219 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ cùng kỳ.
Tuy nhiên, tất cả các hoạt động kinh doanh ngoài lãi đều tuột dốc. Cụ thể, mảng dịch vụ lỗ 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 18 tỷ đồng; Kinh doanh ngoại hối lỗ 3,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 343 triệu đồng; Mua bán chứng khoán đầu tư chỉ lãi 387 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 2 tỷ đồng; Hoạt động khác chỉ mang về 2,7 tỷ đồng tiền lãi trong khi cùng kỳ năm trước lãi 5,5 tỷ đồng; Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần mang về khoản lãi 590 tỷ đồng, bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái.
Do tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập hoạt động nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro vẫn đạt 154 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 của EVF là 111,7 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, hoạt động kinh doanh quý 3/2021 của EVF trái ngược với hoạt động kinh doanh quý 2/2021. Trong quý 2/2021, thu nhập lãi thuần của EVF giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ song thu nhập ngoài lãi lại tăng rất mạnh đến 98%, lên hơn 304 tỷ đồng. Trong đó, lãi thuần từ dịch vụ tăng gấp đôi, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng gấp 12,6 lần. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng có lãi 72 tỷ đồng thay vì lỗ như cùng kỳ năm trước, lợi nhuận khác cũng tăng 60%...
Lợi nhuận 9 tháng vẫn tăng 56%, nợ nhóm 4 tăng hơn 31 lần
Mặc dù kết quả kinh doanh quý 3 chỉ tăng nhẹ, song lũy kế 9 tháng đầu năm, EVN Finance vẫn có mức tăng trưởng khá ấn tượng, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của mảng tín dụng, mảng chứng khoán đầu tư, hoạt động khác cũng như giảm chi phí hoạt động.
Cụ thể, lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của công ty đạt 575 tỷ đồng, tăng 10,4%, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng của công ty. Mua bán chứng khoán đầu tư lãi thuần 85,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 1,7 tỷ đồng. Hoạt động khác mang về lãi gần 106 tỷ đồng tiền lãi, tăng 29,2% so với cùng kỳ. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 8,2 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy, lãi thuần từ dịch vụ chỉ đạt 28 tỷ đồng, giảm gần 51% so với cùng kỳ. Kinh doanh ngoại hối lỗ gần 2,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 2,2 tỷ đồng. Điểm tích cực là chi phí hoạt động giảm tới 12% trong 9 tháng đầu năm.
Sau khi trừ trích lập dự phòng rủi ro 318 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái), EVF ghi nhận 295 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng 9 tháng đạt 237,6 tỷ đồng, tăng gần 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện công ty có 485 cán bộ, nhân viên, giảm 98 người so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên công ty 9 tháng đầu năm nay đã tăng lên 26,1 triệu đồng/tháng, tăng hơn 6,5 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm 30/9/2021, EVN Finance có dư nợ cho vay 13.373 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 2,6% tổng dư nợ. Đáng chú ý, nợ xấu nhóm 4 (nợ nghi ngờ) của tăng hơn 31 lần so với cùng kỳ, từ 4 tỷ đồng tăng lên gần 126 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 lại giảm còn 133,7 tỷ đồng, giảm 40% so vơi cùng kỳ.
Tính đến hết quý 3/2021, EVN có tổng tài sản 31.907 tỷ đồng, tăng 10.8%. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 10,4%, chứng khoán đầu tư giảm 27,7%, chỉ còn 4,7 tỷ đồng trong khi góp vốn đâu tư dài hạn lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ. Các khoản phải thu giảm mạnh còn 236 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái là hơn 1.000 tỷ đồng (chủ yếu do không còn các khoản phải thu tiền bán nợ cho các bên khác).
Trong 9 tháng đầu năm, tiền gửi của khách hàng của công ty giảm mạnh chỉ còn còn 4.903 tỷ đồng, giảm hơn 27%. Tuy nhiên, tổng lượng phát hành giấy tờ có giá của công ty tăng hơn 9,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.860 tỷ đồng.
-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả