
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Cũng theo báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, các khoản chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2015 gồm có chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phân bổ luỹ kế đến ngày 31/12/2015 của các công ty sản xuất, kinh doanh điện do Công ty mẹ EVN sở hữu 100% vốn gồm Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là 2.545,37 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 1 là 2.554,6 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 là 3.316,54 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 3 là 84,49 tỷ đồng..
Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phân bố luỹ kế đến ngày 31/12/2015 của khối các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của EVN tại Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng là 789,53 tỷ đồng; Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh là 515,76 tỷ đồng.
Cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP. HCM là 580 tỷ đồng.
Năm 2015, sản lượng điện thương phẩm thực hiện 143,68 tỷ kWh, tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,94% - thấp hơn 0,06% so với chỉ tiêu yêu cầu với EVN và thấp hơn 0,55% tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2014.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2015 là 234.736 tỷ đồng (thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện); giá thành sản xuất điện năm 2015 là 1.633,74 đồng/kWh.
Tổng chi phí khâu phát điện là 177.041,88 tỷ đồng; tổng chi phí khâu truyền tải điện là 14.312,66 tỷ đồng; tổng chi phí khâu phân phối – bán lẻ điện là 41.970,56 tỷ đồng; tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.051,04 tỷ đồng.
Doanh thu bán điện năm 2015 là 234.339,52 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN còn có nguồn thu nhập từ các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (2.539,39 tỷ đồng); từ tiền bán công suất phản kháng (871,28 tỷ đồng); từ hoạt động tài chính của Công ty Mẹ - EVN (1.011,75 tỷ đồng); từ hoạt động tài chính của Tổng công ty Truyền tải điện (118,34 tỷ đồng); từ cổ tức và lợi nhuận được chia của EVN (60,95 tỷ đồng)…
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, trong năm 2015, do giá dầu thế giới giảm kéo theo giá khí tính trên cơ sở của giá dầu giảm theo nên tổng chi phí do giảm giá khí và giá dầu là 5.000 tỷ đồng cũng khiến cho giá thành điện đỡ căng thẳng.
Dẫu vậy chi phí tỷ giá phát sinh vẫn xấp xỉ 10.000 tỷ đồng nên bù trừ qua lại, EVN vẫn còn phải xử lý khoảng 5.000 tỷ đồng nữa.
Cũng do tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, tăng năng suất lao động nên EVN đã tiếp tục xử lý được 3.500 tỷ đồng nữa. Phần còn lại đành phải chuyển vào số dư chênh lệch tỷ giá để phân bổ dần theo sự cho phép của Bộ Tài chính.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới