
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
EVN sẽ bán đấu giá công khai 37.500.000 cổ phần EVN Finance, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá khởi điểm 14.133 đồng/cổ phần vào ngày 18/8/2017. |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông báo bán đấu giá cổ phần của EVN sở hữu tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) .
EVNFinance hiện có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, là công ty có quy mô vốn lớn nhất trong số các công ty tài chính đang hoạt động.
Cụ thể, EVN sẽ bán đấu giá công khai 37.500.000 cổ phần EVN Finance, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá khởi điểm 14.133 đồng/cổ phần.
Thời gian làm thủ tục đăng ký, nhận tiền đặt cọc từ nay đến 11/8/2017, nộp phiếu tham dự đấu giá chậm nhất vào 16/8/2017.
Thời gian thực hiện bán đấu giá cổ phần tại EVNFinance sẽ diễn ra vào ngày 18/8/2017.
Theo Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2017 – 2020, EVN sẽ phải thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp gồm Công ty Tài chính cổ phần Điện lực; Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.
Theo báo cáo tài chính của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance) quý 1/2017 cho thấy, tổng tài sản của công ty hơn 19.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ phải trả lên tới hơn 16.000 tỷ đồng, chiếm hơn 80%. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại về khả năng mất cân đối tài chính của EVN Finance.
Được biết, EVN Finance hiện có cơ cấu vốn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 15,0% vốn điều lệ; Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình sở hữu 8,4% vốn điều lệ; Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh sở hữu 1,8% vốn điều lệ; Các cổ đông khác sở hữu 74.8% vốn điều lệ.
Năm 2016, EVN từng đặt kế hoạch thoái hết 15% vốn tại EVN Finance nhưng không thành.
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới