-
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu -
CII muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tung chiêu quay số trúng vàng, iPhone... hút cổ đông -
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT
Kinh doanh khởi sắc, hoàn thành 57% chỉ tiêu cả năm
Báo cáo tài chính quý II/2021 vừa được Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, mã EVF - UPCoM) công bố cho thấy, hoạt động kinh doanh trong quý II của công ty có chuyển biến tích cực.
Theo đó, kết thúc quý II, thu nhập lãi thuần của EVNFinance giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 162 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với thu nhập phi tín dụng tăng mạnh bao gồm lãi thuần từ dịch vụ (26 tỷ đồng) gấp 2,1 lần cùng kỳ năm 2020, thu nhập góp vốn mua cổ phần (5 tỷ đồng) gấp 12,6 lần cùng kỳ, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh không còn lỗ, ghi nhận lãi gần 72 tỷ đồng và lợi nhuận khác (103 tỷ đồng) tăng 61% nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của EVNFinance tăng đến 98%, lên hơn 304 tỷ đồng.
Vì vậy, mặc dù tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thêm 51% so với cùng kỳ năm trước, EVF vẫn có lãi ròng 30,3 tỷ đồng, đối lập với tình trạng lỗ 22 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Trong văn bản giải trình, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng giám đốc EVNFinance cho biết, công ty trong quý II/2021 đã thực hiện theo kế hoạch các hoạt động kinh doanh đầu tư, tín dụng và dịch vụ; tăng cường hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán đầu tư/giấy tờ có giá nhằm tăng thu nhập lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư; đấy mạnh hoạt động thu xử lý nợ; tiết giảm chi phí hoạt động.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, EVF lãi ròng hơn 148 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ.
Năm 2021, EVF đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 320 tỷ đồng, tăng 12% so với lợi nhuận năm 2020. So với kế hoạch, EVF đã thực hiện 57% mục tiêu lợi nhuận cả năm sau 6 tháng.
Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021, tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên hồi cuối tháng 4/2021, EVNFinance đề ra định hướng công ty trở thành công ty tài chính công nghệ (fintech), kết hợp với các tập đoàn lớn như Vingroup, Viettel… và các hệ sinh thái có số lượng người dùng lớn.
Bên cạnh đó, EVNFinance cũng tập trung chiến lược đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời…
Rủi ro từ gia tăng nợ xấu
Mặc dù hoạt động kinh doanh có nhiều khởi sắc, nhưng báo cáo tài chính của EVNFinance cũng bộc lộ một số điểm đáng chú ý trong cấu trúc tài chính của công ty.
Tại ngày 30/06/2021, tổng tài sản của EVNFinance ghi nhận hơn 29.516 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Về nguồn vốn huy động, tiền gửi của khách hàng giảm 3% so với đầu năm, còn 6.551 tỷ đồng. Đáng chú ý, phát hành giấy tờ có giá gấp 6 lần đầu năm, lên mức 3.000 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2021, cho vay khách hàng tăng 16% so với đầu năm, đạt 14.005 tỷ đồng. Công ty đang trích lập dự phòng rủi ro 212 tỷ đồng cho danh mục này.
Về dư nợ cho vay theo ngành, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có dư nợ là 5.178 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với đầu năm. Tuy nhiên, cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của EVNFinance tăng mạnh 64% lên 4.200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, danh mục đầu tư dài hạn của công ty ghi nhận giá trị 1.031 tỷ đồng, tăng mạnh 131% so với đầu năm và đều là các khoản đầu tư mới phát sinh trong nửa đầu năm. Phần lớn các khoản đầu tư này cũng đều tập trung vào lĩnh vực bất động sản.
Phần giá trị các khoản đầu tư tăng thêm trong nửa đầu năm đều phát sinh trong giai đoạn này, trong khi các khoản đầu tư cũ được trích lập dự phòng không đáng kể. Nguồn: BCTC quý II/2021 EVNFinance |
Phân tích chất lượng nợ vay, nợ xấu của EVNFinance tại thời điểm cuối quý II/2021 tăng 17% so với đầu năm, lên mức hơn 347 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 36% và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) gấp 23,2 lần trong khi nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 30%. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng nhích nhẹ từ 2,46% lên 2,48%.
Năm 2021, EVNFinance đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%, thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 3%.
Nguồn: BCTC quý II/2021 EVNFinance |
Theo lãnh đạo EVNFinance, đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, công ty đặt mục tiêu kiểm soát rủi ro tốt song hành cùng yếu tố hiệu quả. EVNFinance áp dụng các biện pháp nhắc nợ để đôn đốc thu hồi nợ, không sử dụng các biện pháp mạnh, có hiệu ứng xã hội tiêu cực.
-
Thuỷ sản Út Xi được chấp thuận giao dịch trên UPCoM dù lỗ vượt vốn điều lệ -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu -
CII muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tung chiêu quay số trúng vàng, iPhone... hút cổ đông
-
Một công ty chứng khoán đóng hết phòng giao dịch, xả hàng cổ phiếu -
Hé lộ dàn cổ đông “khủng” của công ty chứng khoán KAFI -
Hãng thực phẩm Safoco tạm ứng sớm cổ tức năm 2024, tỷ lệ 30% bằng tiền mặt -
Vĩnh Hoàn lo ngại rủi ro dài hạn tại thị trường Mỹ -
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Hé lộ cá nhân mua lượng lớn cổ phiếu Vinasun
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?