
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg. (Nguồn: Bloomberg)
Quảng cáo của hơn 400 nhãn hiệu bao gồm Coca-Cola và Starbucks đã biến mất khỏi Facebook từ ngày 1/7, sau khi các bên đã thất bại trong việc đàm phán về chấm dứt “làn sóng” tẩy chay những phát ngôn thù địch trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này.
Các nhóm hoạt động vì dân quyền tại Mỹ đã tranh thủ sự ủng hộ của các công ty đa quốc gia để tạo áp lực lên “người khổng lồ” truyền thông xã hội, yêu cầu Facebook tăng cường xử lý những phát ngôn thù địch và nội dung mang tính phân biệt chủng tộc trên trang mạng của họ.
Ba nguồn tin ẩn danh cho biết các quản lý cấp cao của Facebook bao gồm bà Carolyn Everson, Phó Chủ tịch bộ phận giải pháp kinh doanh toàn cầu, và ông Neil Potts, Giám đốc Chính sách công, đã tổ chức ít nhất hai cuộc họp với các nhà quảng cáo vào thứ Ba (30/6), trước thềm cuộc tẩy chay kéo dài một tháng.
Dự kiến, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg cũng sẽ có một cuộc gặp với các bên tổ chức cuộc tẩy chay vào ngày 6 hoặc 7/7.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 30/6, các quản lý cấp cao nói trên không hề đưa ra bất cứ thông tin mới nào về cách họ sẽ giải quyết những nội dung thù địch.
Thay vào đó, họ chỉ viện dẫn lại các thông cáo báo chí gần đây của Facebook, làm các nhà quảng cáo thất vọng vì họ cho rằng các kế hoạch đó không đủ mạnh tay.

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép, làn sóng tẩy chay dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.
Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Morningstar dựa trên dữ liệu của công ty quảng cáo kỹ thuật số Pathmatics, 100 thương hiệu hàng đầu trên Facebook trong năm 2019 chỉ mang lại 6% tổng doanh thu hàng năm của nền tảng này.
Phía Facebook cũng cho biết trong năm ngoái, 100 nhà quảng cáo hàng đầu của họ chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu quảng cáo.
Tin tức về cuộc tẩy chay đã “thổi bay” 56 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của Facebook, với giá cổ phiếu của công ty này giảm 8% vào thứ Sáu tuần trước (26/6).
Nhưng sang phiên thứ Ba (30/6), cổ phiếu Facebook đã phục hồi với mức 3%. Tính từ đầu năm tới nay, giá của cổ phiếu của Facebook vẫn tăng hơn 8%./.

-
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao