-
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu
Quý I/2021, FECON ghi nhận doanh thu 580,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 17,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 35,6% và 15,2% so với cùng kỳ năm trước |
Doanh thu hướng tới mốc 3.900 tỷ đồng
Hôm nay (30/6), Công ty cổ phần FECON (mã FCN, sàn HoSE) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Trong kỳ họp lần này, FECON trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất là 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 175 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 31% so với thực hiện trong năm 2020.
FECON cũng lên kế hoạch đầu tư, phát triển các dự án năng lượng tái tạo và dự án hạ tầng đô thị năm 2021, với giá trị 340 tỷ đồng, năm 2022 là 1.220 tỷ đồng.
Cơ sở để thực hiện mục tiêu trên, theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FECON, là từ đầu năm 2020, Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, Hội đồng Quản trị Công ty đã xây dựng các kịch bản ứng phó với các tác động của dịch bệnh, củng cố và duy trì sự phát triển ổn định của FECON, tích lũy nội lực để tạo đà tăng trưởng trong tương lai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Lãnh đạo FECON cho biết, năm 2020 ghi nhận doanh số ký hợp đồng kỷ lục với tổng giá trị hợp đồng đã ký trên toàn hệ thống đạt gần 6.000 tỷ đồng. Trong đó, có một số hợp đồng được chuyển tiếp sang năm 2021 và đây là cơ sở để FECON đặt mục tiêu doanh thu như trên.
Trong quý I/2021, FECON ghi nhận doanh thu 580,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 17,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 35,6% và 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 10/6 vừa qua, FECON chính thức trúng gói thầu trị giá hơn 273 tỷ đồng tại Nhà máy Điện gió BT2 - giai đoạn II thuộc Cụm trang trại điện gió B&T Quảng Bình, nâng tổng giá trị gói thầu của FECON tại dự án này lên 1.180 tỷ đồng.
Mới nhất, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Phú Hải và Công ty cổ phần FECON đã ký kết hợp đồng nguyên tắc trị giá 650 tỷ đồng. Theo đó, FECON được giao đảm nhiệm vai trò Tổng thầu thi công hạ tầng kỹ thuật và kết cấu thô khối công trình khách sạn, căn hộ du lịch thuộc Dự án Grand Mercure Hội An (Quảng Nam) có quy mô 7 ha, bao gồm 118 căn villa và 785 căn hộ khách sạn cùng hàng loạt tiện ích.
Giải bài toán dòng tiền
Nội dung đáng chú ý nhất trong các tờ trình tại đại hội lần này là việc FECON tiếp tục đề nghị cổ đông thông qua kế hoạch phát hành 32 triệu cổ phần tăng vốn.
Cụ thể, FECON dự kiến phát hành 32 triệu cổ phiếu riêng lẻ, giá chào bán là 13.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính. Số cổ phiếu phát hành thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.
Nếu phát hành thành công, doanh nghiệp dự kiến huy động được 416 tỷ đồng. Nguồn vốn này nhằm nâng cao năng lực tài chính để tài trợ cho việc triển khai các dự án sắp tới, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo và môi trường, đồng thời bổ sung vốn lưu động.
Việc xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch phát hành 32 triệu cổ phần cũng đã được FECON thực hiện vào kỳ đại hội năm 2020, với nhà đầu tư dự kiến là China Harbour Engineering (CHEC) - một doanh nghiệp Trung Quốc có ngành nghề khá tương đồng với FECON. Tuy nhiên, đến tháng 9/2020, FECON thông báo chấm dứt đàm phán với CHEC và tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng khác phù hợp.
Cuối tháng 11/2020, FECON đã có buổi gặp gỡ trực tuyến với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đang quan tâm và tìm kiếm cơ hội hợp tác với FECON, tiêu biểu như MBG Capital, VinaCapital, Mirae Asset, Endurance Capital, Fides Investment Management…
Việc tiếp tục xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phần, đồng thời đưa ra mức giá chào bán hấp dẫn hơn được kỳ vọng là động thái mang tính chắc chắn của FECON trong đợt phát hành tăng vốn lần này.
Có thể nói, sau 17 năm thành lập, FECON đã dần lớn mạnh để trở thành một thế lực trong xây dựng hạ tầng, đồng thời lấn sân và có những thành công nhất định trong lĩnh vực đầu tư dự án. Tuy nhiên, cấu trúc tài chính của FECON trong vài năm trở lại đây đều ghi nhận dòng tiền âm, mặc dù có sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận. Đây cũng là vấn đề của hầu hết các nhà thầu xây dựng hiện nay. Do đó, việc phát hành tăng vốn thành công sẽ là lời giải cho bài toán dòng tiền của công ty này.
-
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
Doanh thu tháng 10/2024 của Vĩnh Hoàn tiếp tục tăng 59%, lên 1.206 tỷ đồng -
Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 cân đối để tối ưu dòng tiền -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025