
-
Novaland hoàn tất mua lại 21 gói trái phiếu trước hạn 7.000 tỷ đồng
-
PV Power báo lãi 1.383 tỷ đồng sau kiểm toán
-
Binh Duong ACC lên kế hoạch lãi tăng mạnh trong năm 2025
-
PNJ sẽ thưởng lãnh đạo 50 tỷ đồng nếu lợi nhuận bằng năm 2024
-
Vinasun lên kế hoạch lợi nhuận giảm 36,2% trong năm 2025, về 53,63 tỷ đồng -
PV GAS đọng vốn vì công nợ phải thu
![]() |
Lũy kế cả năm 2020, FECON ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 133,5 tỷ đồng. |
Lợi nhuận chưa đạt kỳ vọng
Trong diễn biến lên xuống của chỉ số VN-Index trong các phiên giao dịch kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, mã cổ phiếu FCN của Công ty cổ phần FECON vẫn duy trì được đà tăng đều đặn. Đáng chú ý là, nhịp tăng của mã cổ phiếu này dường như “bất chấp” kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2020 có phần “hụt hơi”, được FECON công bố trước kỳ nghỉ Tết.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của FECON, doanh thu thuần của Công ty đạt 1.142,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 50,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,1% và 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 13,9% còn 12,8%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 18,6%, còn 146 tỷ đồng, các chi phí phát sinh đều tăng cao, nên kết quả lợi nhuận sau thuế đạt 47 tỷ đồng, giảm 16,8% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2020, FECON ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 133,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,2% và giảm 36,9% so với thực hiện trong năm 2019.
Tuy nhiên, so với mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng và 233 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế mà FECON đã đề ra, thì doanh nghiệp mới hoàn thành 79% về doanh thu và 57% mục tiêu về lợi nhuận.
Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON cho biết, trong nửa cuối năm 2020, Công ty đã ký thành công nhiều gói hợp đồng thi công các dự án điện gió, với tổng trị giá trên 2.000 tỷ đồng. Cùng với đó, FECON đã chốt được hợp đồng nhiều gói thầu.
Gia cố “nền móng” tài chính
Một chỉ tiêu đáng chú ý khác trong báo cáo tài chính của FECON là giá trị tồn kho thời điểm cuối năm 2020 đạt 1.025,5 tỷ đồng, tăng 52% so với cuối năm 2019.
Lãnh đạo của FECON từng nhiều lần lý giải, quý IV thường là giai đoạn cao điểm trong hoạt động kinh doanh, thường mang về 40% doanh thu cho Công ty. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, các dự án năm 2020 tại Việt Nam đều triển khai mạnh từ nửa cuối năm, nên việc giá trị hàng tồn kho tăng cao có thể xem là “của để dành” để FECON ghi nhận doanh thu vào các quý tiếp theo.
Để hiện thực hóa chiến lược vừa trở thành nhà thầu chính, vừa là nhà đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng sạch, bất động sản công nghiệp, thời gian qua, FECON đã có những động thái nhằm gỡ “nút thắt” về vốn.
Sau khi dừng đàm phán với nhà đầu tư China Harbour Engineering Company Ltd., (CHEC) trong phương án phát hành riêng lẻ 32 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nhằm thu về tối thiểu 480 tỷ đồng, lãnh đạo FECON cho biết, Công ty đang tìm kiếm đối tác phát hành là các công ty xây lắp hạ tầng từ Nhật Bản.
Được biết, cổ đông đang nắm giữ phần vốn lớn nhất tại FECON hiện nay là Raito Kogyo Co.,Ltd - một tập đoàn xây dựng lớn tại Nhật Bản với 70 năm hoạt động trong lĩnh vực thi công nền móng công trình.

-
Gỗ Đức Thành lên kế hoạch bán bớt tài sản -
Novaland hoàn tất mua lại 21 gói trái phiếu trước hạn 7.000 tỷ đồng -
PV Power báo lãi 1.383 tỷ đồng sau kiểm toán -
Lỗ 2 năm liên tiếp, cổ phiếu của VNECO nằm trong diện kiểm soát từ ngày 14/4/2025 -
Tập đoàn PC1 lên kế hoạch lãi 836 tỷ đồng trong năm 2025 -
Lợi nhuận Bất động sản Phát Đạt bốc hơi 70% sau kiểm toán -
Binh Duong ACC lên kế hoạch lãi tăng mạnh trong năm 2025
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp