
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Giá thực phẩm tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát Mỹ tăng kỷ lục. Ảnh: AFP |
Sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 12/2021, các nhà đầu tư và giới chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ tiến hành 4 đợt tăng lãi suất (mỗi đợt tăng 0,25 điểm phần trăm) trong năm 2022. Nhưng ông David Mericle từ Goldman Sachs cho rằng tình hình dịch Covid-19 gia tăng do biến thể Omicron đang khiến lạm phát trầm trọng hơn và rất có thể Fed sẽ phải tăng lãi suất nhanh hơn.
"Dự báo sơ bộ của chúng tôi cho thấy sẽ có 4 đợt tăng lãi suất, lần lượt vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12", ông Mericle cho biết. "Nhưng chúng tôi nhận thấy rủi ro rằng [Ủy ban thị trường mở liên bang thuộc Fed] sẽ thực hiện một số động thái thắt chặt chính sách tại mỗi cuộc họp cho đến khi bức tranh lạm phát có chuyển biến". Điều này làm tăng khả năng rằng Fed sẽ tăng lãi suất hoặc công bố bảng cân đối kế toán sớm hơn vào tháng 5 và có thể tăng lãi suất nhiều hơn 4 lần trong năm 2022.
Goldman Sachs đưa ra nhận định trên chỉ vài ngày trước khi Fed có cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, bắt đầu từ ngày mai 25/1.
Theo dự báo, các thị trường sẽ không có biến động lớn liên quan đến lãi suất sau cuộc họp chính sách của Fed, nhưng kỳ vọng Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ tiến hành 1 đợt tăng lãi suất vào tháng 3 tới và đây sẽ là lần tăng lãi suất cơ bản đầu tiên của Fed kể từ tháng 12/2018.
Tăng lãi suất được xem là công cụ hữu hiệu để Fed đối phó với tình hình lạm phát Mỹ đã lên mức cao nhất trong gần 40 năm qua. Dữ liệu lạm phát tháng 11/2021 được đài CNN tổng hợp cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - hai trong số các thước đo lạm phát được theo dõi nhiều nhất - đều đã tăng lên mức cao nhất trong 39 năm qua. Trong đó, CPI tăng 0,8% so với tháng 10/2021 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 6/1982.
Các nhà kinh tế dự báo lạm phát Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 bởi sau khi tăng vọt trong năm 2021, giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ cần thời gian để trở lại mức bình thường.
Ông Mericle cho rằng những "biến chứng kinh tế" từ sự lây lan của Covid-19 đã khiến tình trạng mất cân bằng cung - cầu càng trầm trọng thêm. Trong khi đó, tiền lương vẫn tiếp tục tăng lên, nhất là ở các công việc được trả lương thấp, mặc dù chương trình trợ cấp thất nghiệp bổ sung của chính phủ Mỹ đã hết hiệu lực.
Còn theo phân tích của Công ty cung cấp dữ liệu thị trường CME, các nhà giao dịch dự đoán khả năng Fed tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 3 tới là 95% và còn khả năng xảy ra 4 đợt tăng lãi suất trong cả năm 2022 là 85%.
Tuy nhiên, giới giao dịch đang bắt đầu nghiêng về phương án Fed sẽ tiến hành đợt tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm 2022 và đây sẽ là đợt tăng lãi suất mạnh nhất mà các nhà đầu tư từng chứng kiến kể từ sau khi bong bóng dot-com vỡ tung vào tháng 4/2000. Khả năng Fed tiến hành đợt tăng lãi suất lần 5 trong năm 2022 là gần 60%, theo dự đoán của CME.
Ngoài tăng lãi suất, Fed đã thu hẹp chương trình mua vào tài sản trị giá 120 tỷ USD hàng tháng - một trong những nguyên nhân khiến bảng cân đối kế toán của cơ quan này tăng gấp đôi lên gần 9.000 tỷ USD.
Đa phần các dự đoán cho rằng Fed sẽ chấm dứt chương trình mua vào tài sản vào tháng 3 tới. Thế nhưng, hiện có một số suy đoán khác cho rằng Fed có thể ngừng chương trình này ngay trong cuộc họp vào ngày 25/1 tới. Trong khi đó, phía Goldman Sachs dự đoán khả năng này khó có thể xảy ra.
Trên thực tế, Fed đã phát thêm tín hiệu về thời điểm họ sẽ bắt đầu giải phóng lượng trái phiếu đã mua vào thời gian qua. Goldman Sachs dự báo quá trình này sẽ bắt đầu vào tháng 7 tới với quy mô giải phóng khoảng 100 tỷ USD/hàng tháng. Quá trình giải phóng trái phiếu dự kiến sẽ kéo dài trong 2 hoặc 2 năm rưỡi và ước tính giúp thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed về khoảng 6.100 - 6.600 tỷ USD.
Mỹ dự kiến công bố một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng trong tuần này. Trong đó, tăng trưởng GDP quý IV sẽ được công bố vào ngày 27/1 tới, nhưng các nhà kinh tế đã dự đoán mức tăng trưởng này đạt khoảng 5,8%. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - sẽ được công bố vào ngày 28/1. Đến nay, các dự báo về PCE cho thấy mức tăng hàng tháng đạt khoảng 0,5% và mức tăng cả năm 2021 là 4,8%.

-
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn