
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
![]() |
Trụ sở Fed tại Washington, D.C. Ảnh: AFP |
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách sắp tới. Tuy nhiên, phương án này rất có thể sẽ thay đổi sau khi lạm phát tháng 5 được công bố ngày 10/6 tăng bất ngờ, khiến thị trường lo lắng Fed sẽ mạnh tay siết chặt chính sách tiền tệ với mức tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
Fed sẽ đưa ra các dự báo kinh tế và ấn định mức lãi suất mới vào lúc 2 giờ chiều ngày 15/6, theo giờ Washington D.C (Mỹ).
Ông Michael Schumacher, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô tại Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), cho biết: "Tôi nghĩ thực sự điều quan trọng là ông Powell (Chủ tịch Fed - BTV) sẽ nói gì trong cuộc họp chính sách sắp tới và liệu ông ấy có đưa ra bất cứ điều gì giống như định hướng cho tháng 9". "Ông ấy sẽ chỉ làm điều đó nếu ông ta muốn trở nên 'diều hâu', còn nếu ông ta không làm vậy, mọi người sẽ coi đó là quan điểm 'ôn hòa'', chuyên gia của Wells Fargo lập luận.
Theo công bố ngày 10/6 của Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của nước này đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/1981. Nếu không xét đến biến động giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi chỉ tăng 6%, nhỉnh hơn một chút so với ước tính 5,9%.
Số liệu lạm phát tháng 5 đã dội gáo nước lạnh lên các thị trường ở Mỹ, vốn đã thấp thỏm nỗi lo lạm phát và suy thoái. Cổ phiếu và trái phiếu Mỹ biến động mạnh do nhà đầu tư lo ngại lạm phát có thể vẫn chưa đạt đỉnh và việc tăng lãi suất có thể gây ra suy thoái.
Thật vậy, chứng khoán Mỹ giảm sâu sau thông tin lạm phát tháng 5. Chỉ số S&P 500 vụt mất 2,9% trong phiên giao dịch 10/6 và đóng cửa còn 3.900 điểm. Tính cả tuần, S&P 500 đã "bốc hơi" 5,1%.
Bà Lori Calvasina, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường Mỹ tại Ngân hàng đầu tư toàn cầu RBC Capital Markets cho biết: "Thị trường đang trông chờ một số tín hiệu rõ ràng và đáng tin cậy rằng Fed có thể thực hiện điều này (tăng lãi suất - BTV) mà không khơi mào suy thoái".
Cả hai "ông lớn" ngành tài chính toàn cầu là Barclays (Vương quốc Anh) và Jefferies (Mỹ) đều đã điều chỉnh các dự báo của mình ngay hôm 10/6, trong đó có tính đến phương án Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào ngày 15/6.
Cũng điều chỉnh dự báo, nhưng các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cho rằng Fed sẽ tăng 0,5% điểm phần trăm vào ngày 15/6 và tiếp tục duy trì mức tăng này trong tháng 7 và tháng 9.
Còn các chuyên gia kinh tế của JP Morgan, dù hy vọng Fed nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng họ tin rằng Fed sẽ chỉ tăng 0,5 điểm phần trăm vào ngày 15/6. Đồng thời, họ dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất cho vay lên mức 2,625% vào cuối năm nay, cao hơn nhiều so với mức dự báo 1,875% vào tháng 3.

-
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây