
-
Doanh thu mảng bảo hiểm của ngân hàng giảm sâu
-
Siết tỷ lệ sở hữu ngân hàng: Khó chặn sở hữu chéo, lại làm khó nhà đầu tư ngoại
-
Góp vốn vào ngân hàng liên doanh nước ngoài: Doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ
-
Vàng SJC trong nước tiến gần đến mức đỉnh kỷ lục
-
Ngân hàng đón nhiều “deal” vàng trong tâm bão -
Khoảng trống xử lý nợ xấu
![]() |
Dự trữ ngoại tệ đang mỏng dần
Ngày mai (20/9), Fed sẽ tiến hành phiên họp chính sách tháng 9, gần như quyết định tăng lãi suất 0,75% sẽ được đưa ra sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến. Việc Fed tăng lãi suất dự báo sẽ khiến tỷ giá trong nước tiếp tục căng thẳng và có thể khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tăng giá USD bán ra. Ngày 7/9, giá bán USD của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã tăng giá thêm 300 VND/USD.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho hay, từ đầu năm đến nay, tỷ giá VND/USD tại Vietcombank đã tăng 3,5-4%, nếu không cẩn thận, VND sẽ mất giá cao hơn. Lý do là Fed tiếp tục tăng lãi suất, thâm hụt vãng lai vẫn còn và có thể tiếp diễn, xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, cán cân tài chính không còn dư giả do khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán…
“Áp lực với tỷ giá đang rất căng thẳng. Nếu tỷ giá tiếp tục tăng sẽ “kích” lạm phát nhập khẩu tăng mạnh. Đây cũng là lý do khiến NHNN cân nhắc cung tiền, không nới room tín dụng. Bởi tỷ giá tăng không chỉ làm chỉ số giá nhập khẩu và lạm phát kỳ vọng tăng, mà còn khiến niềm tin của người dân bị xói mòn. Hiện nay, chỉ số giá nhập khẩu đã xấp xỉ 10-11%, nếu tỷ giá tăng thêm 2% nữa, thì chỉ số giá nhập khẩu sẽ nhảy lên 13-14% và “đánh” mạnh vào CPI”, ông Lê Xuân Nghĩa cảnh báo.
Liên quan tới động thái tăng lãi suất của Fed ngày 22/9 tới đây, TS. Trương Văn Phước, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực để giữ ổn định tỷ giá, cũng là để ngăn ngừa sự lây lan lạm phát thế giới tới Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều lợi thế để giữ ổn định VND, ví dụ lạm phát thấp, quỹ dự trữ ngoại hối tương đối dồi dào, mặt bằng lãi suất cao, tăng trưởng GDP tốt...
Từ đầu năm đến nay, ước tính NHNN đã phải bán ra 21 tỷ USD để tăng thanh khoản cho thị trường, giúp tỷ giá ổn định. Mặc dù mức dự trữ ngoại hối quốc gia hiện nay vẫn được đánh giá là an toàn, song đã mỏng đi đáng kể so với trước đây.
GS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, áp lực lớn nhất của Việt Nam từ nay đến cuối năm không phải là lạm phát, mà chính là tỷ giá.
“Việt Nam phải kiên định giữ tỷ giá, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc, mà phải linh hoạt với thị trường. Nếu không ổn định được tỷ giá, nguy cơ dự trữ ngoại tệ của quốc gia chuyển thành dự trữ của cá nhân, doanh nghiệp, thì khi đó chúng ta sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ”, ông Cường cảnh báo.
Hy sinh lãi suất hay chịu đòn tỷ giá?
Không chỉ lần tăng lãi suất vào ngày 22/9 tới, Fed có thể sẽ thêm 2 lần tăng lãi suất nữa vào cuối năm, khiến áp lực lên tỷ giá ngày càng tăng. Các chuyên gia phân tích Công ty chứng khoán ACBS cho rằng, trong bối cảnh này, NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành thêm 0,5-0,75% từ nay cho tới cuối năm 2022.
Muốn kiểm soát lạm phát, giữ tỷ giá, yêu cầu bắt buộc là phải tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi hậu Covid-19, Chính phủ đang chỉ đạo ổn định lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là bài toán khó với nhà điều hành.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, bài toán khó nhất mà NHNN đang phải đối mặt hiện nay là vừa phải ổn định tỷ giá, vừa phải giữ mặt bằng lãi suất. Chúng ta chỉ có thể giữ một trong hai và NHNN phải lựa chọn buông tỷ giá hay buông lãi suất.
“Nếu như phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu thì doanh nghiệp FDI được lợi (vì tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu của doanh nghiệp FDI khá cân bằng), nhưng doanh nghiệp nội (đa phần nhập khẩu) lại thiệt hại lớn. Tương tự, nếu lãi suất tăng thì doanh nghiệp nội cũng bị ảnh hưởng nặng nề hơn vì doanh nghiệp ngoại chủ yếu vay vốn nước ngoài. Chính vì vậy, cần phải bóc tách kỹ mức độ ảnh hưởng của tỷ giá, lãi suất với nền kinh tế là lớn hơn để đưa ra quyết định”, ông Ánh nêu quan điểm.
Hiện nay, các quốc gia đều sử dụng lãi suất như một công cụ để chống lạm phát. Việt Nam vẫn chưa tăng lãi suất điều hành do Chính phủ và NHNN muốn hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Mặc dù vậy, các yếu tố như lạm phát, tỷ giá và thanh khoản hệ thống đang dồn ép lãi suất. Nếu room tín dụng được nới thêm, lãi suất chắc chắn sẽ thêm căng thẳng, nhiều ngân hàng có thể sẽ lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động.
Ông Francois Phainchaud, Trưởng Văn phòng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) cho rằng, NHNN đang cố gắng ổn định tỷ giá để giúp sản xuất trong nước, nếu nới room tín dụng, tỷ giá sẽ bị ảnh hưởng.

-
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền siêu tốc, gán nợ đe doạ đòi nợ -
Góp vốn vào ngân hàng liên doanh nước ngoài: Doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ -
Vàng SJC trong nước tiến gần đến mức đỉnh kỷ lục -
Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi mới nhất -
Ngân hàng đón nhiều “deal” vàng trong tâm bão -
Khoảng trống xử lý nợ xấu -
“Hiến kế” xử lý triệt để thao túng, sở hữu chéo ngân hàng
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng