
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68
-
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
-
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2
-
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn"
-
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu
Việc triển khai DPPA cũng sẽ cho phép các doanh nghiệp tại Việt Nam đấu thầu mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Được biết từ năm 2017, V-LEEP của USAID đã hỗ trợ ERAV xác định những điều kiện cần thiết để triển khai chính sách về hợp đồng mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam.
Hỗ trợ của USAID được thực hiện theo ba bước gồm đánh giá về tổ chức và pháp lý, đánh giá và khuyến nghị các mô hình hợp đồng mua bán điện trực tiếp và lộ trình thí điểm cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp nhằm xác định những mô hình phù hợp nhất với Việt Nam.
Sau khi đưa ra khuyến nghị về thiết kế mô hình hợp đồng mua bán điện trực tiếp phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam, USAID đang phối hợp chặt chẽ với ERAV xây dựng chương trình thí điểm DPPA.
Hiện các chuyên gia đang đặt mục tiêu, sau cuộc hội thảo công chúng ngày hôm nay (12/6) sẽ chuyển sang bước hoàn thiện các thiết kế liên quan cho việc thực hiện DPPA và tới tháng 12 sẽ tiến hành công bố thực hiện DPPA.
Dự án kỳ vọng được Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2020 và bước vào triển khai thương mại trong tháng 3/2021 và hoàn thành chương trình thí điểm vào tháng 12/2023.
V-LEEP cũng đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tham gia chương trình DPPA có công suất từ 5 MWp đến 60 MWp và tổng quy mô công suất tham gia chương trình thí điểm là 300 MW.
Nhà đầu tư sẽ quyết định quy mô dự án tuỳ vào khả năng tìm đối tác phù hợp của mình cho thoả thuận DPPA và xây dựng dự án hiệu quả kinh tế.
Theo đánh giá nhóm khách hàng tiềm năng tham gia DPPA tại Việt Nam là 1.174 khách hàng, là những doanh nghiệp sử dụng điện lớn.
Trao đổi với phóng viên baodautu.vn, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng ERAV cho hay, dự án thí điểm sẽ giúp Việt Nam xây dựng được các quy định cụ thể để thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. “Việc tham gia của các doanh nghiệp vào DPPA có thể làm chi phí giá mua điện của doanh nghiệp sử dụng điện tăng lên nhưng đổi lại họ sẽ nhận được các chứng chỉ Xanh cho hoạt động sản xuất của mình không chỉ ở phạm vi tại Việt Nam mà trên cả quy mô toàn cầu và nhận được các lợi ích khác từ chứng chỉ Xanh này”, ông Tuấn nói.

-
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu -
Bộ trưởng Công thương: Việt Nam ưu tiên thúc đẩy thương mại đa phương -
Xuất cấp hơn 1.308 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng -
Thanh kiểm tra doanh nghiệp tối đa 1 lần/năm: Giúp hạn chế tình trạng nhũng nhiễu -
Xem xét miễn trách nhiệm với người thực thi nếu không tư lợi -
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng