Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Gần 28.000 container phế liệu đang ùn ứ tại các cảng biển, gây thiệt hại tiền tỷ mỗi ngày
Thế Hoàng - 27/06/2018 21:25
 
Tín đến cuối tháng 5, khu vực cảng biển Việt Nam có nguy cơ tồn đọng gần 28.000 container hàng, trong đó, khu vực cảng biển Hải Phòng tồn hơn 6.700 container, TP.HCM tồn hơn 14.600 container và Bà Rịa - Vũng Tàu là hơn 6.500 container...
Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, số container tồn đọng tại Cảng Cát Lái đã lên tới con số 8.000, chiếm hơn 10% diện tích kho bãi của cảng, chủ yếu ở diện cấm nhập hoặc sai mã số hải quan.
Theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, số container tồn đọng tại Cảng Cát Lái đã lên tới con số 8.000, chiếm hơn 10% diện tích kho bãi của cảng, chủ yếu ở diện cấm nhập hoặc sai mã số hải quan.

Hàng ngàn container phế liệu đổ về Việt Nam

Thời gian gần đây, các bộ, ngành đã siết chặt việc cấp giấy phép nhập khẩu các mặt hàng nhựa, giấy phế liệu, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng đã về đến Việt Nam, nhưng chưa thể làm thủ tục, gây ùn ứ cục bộ tại cảng biển.

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, số container tồn đọng tại Cảng Cát Lái đã lên tới con số 8.000, chiếm hơn 10% diện tích kho bãi của cảng, chủ yếu ở diện cấm nhập hoặc sai mã số hải quan.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng trực ban sản xuất Cảng Cát Lái, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, từ đầu năm  nay khi các nước siết nhập phế liệu, cố container hàng hóa đổ về Việt Nam, chủ yếu theo dạng tạm nhập tái xuất, không có người nhận, có những container đã tồn hàng năm nay.

Tiền lưu kho, bến bãi không có ai thanh toán, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Theo ước tính của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, việc ùn ứ của hơn 8.000 container đang gây ra thiệt hại ước tính 2 tỷ đồng mỗi ngày.

Nguyên nhân dẫn đến một lượng lớn container phế liệu tại các cảng biển là vừa qua Trung Quốc có lệnh cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, đã khiến cho loại hàng hóa này đổ về nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khi bị các cơ quan kiểm soát gắt gao, nhiều chủ doanh nghiệp đã không đến làm thủ tục nhận hàng

Cả một thời gian dài về trước, Trung Quốc là nhà nhập khẩu rác lớn nhất thế giới, là nước tái chế rác thải nhựa của toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ban hành lệnh cấm nhập đối với hầu hết các loại rác thải nhựa kể từ cuối 2017. 

Ông Ngô Quang Hưng, Phó giám đốc Cảng vụ hàng hải TP.Hồ Chí Minh cho hay, trước đây, do cạnh tranh, các cảng cứ cho tàu vào nhiều là tốt, nên không có biện pháp gì để giám sát hàng hóa, với quan điểm càng nhiều container càng thu được nhiều tiền.

Theo quy định, việc kiểm soát hàng hoa ra vào cảng thuộc trách nhiệm chính  của lực lượng hải quan, nếu qua 90 ngày, hàng hóa nhập cảng, chủ hàng không đến nhận hàng sẽ được coi là hàng vô chủ. Đó là câu trả lời cho hàng ngàn container đang nằm tồn tại các cảng biển tại Việt Nam..

Không chỉ riêng Cát Lái, các lô hàng phế liêu nhập về và tồn trên nhiều Cảng trên cả nước, có xu hướng ngày càng tăng, bởi một lượng lớn phế liệu nhựa và giấy sẽ đổ về các cảng Việt Nam do một số hãng  tàu đã ký hợp đồng hoặc đang trên đường vận chuyển

Trong khi đó, theo thông tin từ một số hãng tàu lớn trên thế giới, một lượng lớn hàng phế thải sẽ tiếp tục đổ về cảng biển Việt Nam sau khi loại hàng này không được nhập cảnh vào Trung Quốc.

Có lộ trình nói không với liệu nhập khẩu

Việt Nam có nguy cơ trở thành địa điểm tập kết của nhiều loại phế liệu độc hại, gây ô nhiễm môi trường nếu các giải pháp chặn phế liệu của các bộ, ngành chậm được triển khai.

Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5290/VPCP-KTTH, thông tin việc Trung Quốc cấm, ngăn chặn nhập phế liệu vào nước này, cảnh báo nguy cơ phế liệu sẽ ồ ạt đổ về Việt Nam. Đồng thời Chính phủ yêu cầu 4 bộ là Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương và Giao thông - Vận tải khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Bộ Giao thông - Vận tải đã yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động vận chuyển phế liệu.

Liền sau đó là công văn hỏa tốc của Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra hàng hóa nhập khẩu có mô tả thông tin trên bản lược khai hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp khai tên hàng hóa nhập khẩu ở tờ khai hải quan là sắt, thép, nhựa, giấy đã qua sử dụng.

Nhằm ngăn chặn phế liệu nhập khẩu, ngay trong tháng 7/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ rà soát các giấy phép nhập khẩu phế liệu và có thể sẽ đề xuất cấm nhập  khẩu một số phế liệu do trong nước đã đáp ứng đủ nguyên liệu.

Ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) cho biết, sẽ xem xét các nhóm mặt hàng giấy phế liệu, nhóm tiềm ẩn chứa nhiều tạp chất  thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hạn chế dần và tiến tới cấm nhập khẩu. Đồng thời, trong thời gian tới, Bộ sẽ kiểm tra nhập khẩu phế liệu tại các cảng biển như Hải Phòng  để đề xuất các cư chế phù hợp, xử lý triệt để lượng container tồn đọng trại các cảng biển.

Việt Nam cần lộ trình giảm nhập khẩu phế liệu, vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Trần Hồng Hà nêu rõ tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 vừa qua khi cho rằng nhiều nước đã nói không với nhập khẩu phế liệu và lộ trình của Việt Nam cũng cần phải như vậy.

“Đúng là cho đến hiện nay, một số nước đã nói không với nhập khẩu phế liệu, chúng ta sẽ xem trong đó cái nào là phế liệu, cái nào là chất thải để chúng ta có một lộ trình cho hợp lý, và tôi rất đồng tình là Việt Nam không đủ năng lực công nghệ để xử lý chất thải, nên chúng ta sẽ phải nói không với nhập khẩu chất thải”, bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ 1/1/2017 đến ngày 12/3/2018, cả nước có 928 doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu phế liệu, với 49.200 tờ khai. 

Tuy nhiên, khâu nhập khẩu phế liệu không đơn giản vì ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Đặc biệt nghiêm trọng khi các doanh nghiệp lạm dụng vào chính sách để trục lợi. Tình trạng ứ đọng phế liệu nhập khẩu tại các kho bãi các cảng miền Nam hiện nay là do nhiều doanh nghiệp  chưa đủ điều kiện nhưng vẫn cố tình nhập khẩu. 

Hơn 2 triệu tấn phế liệu đã được nhập khẩu về Việt Nam
Tổng cục Hải quan cho biết, tính hết tháng 5/2018, cả nước nhập khẩu hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu. Ngoài ra, một số phế liệu khác cũng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư