
-
Kỳ vọng từ chính sách tiền tệ và tài khóa
-
Vàng SJC bất ngờ bật tăng mạnh
-
"Hè xanh - sống chất" khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank
-
Ngân hàng Nhà nước đã bơm trả thị trường 87.200 tỷ đồng, ngân hàng dồn dập hạ lãi suất
-
USD hạ nhiệt, vàng đi ngang chờ đợi quyết định của Fed -
Thống đốc: Không thể nói tín dụng tăng thấp là do chính sách
![]() |
Theo thông báo mới nhất của MB, ngân hàng sẽ phát hành 979,5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư để chia cổ tức năm 2020, với tỷ lệ 35%, nâng vốn điều lệ lên 9.795,6 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng/ Ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế năm 2020 là 13/07/2021.
Cách đây 1 tuần, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của MB. Cuối tháng 5, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chấp thuận cho MB được tăng vốn thông qua chi trả cổ tức.
Sau khi thực hiện chia cổ tức 35%, MB sẽ có vốn điều lệ 38.600 tỷ đồng. Đây mới chỉ là đợt tăng vốn điều lệ lần 1 của MB.
Theo phương án được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua, sau khi chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 35%, MB sẽ thực hiện tiếp lần tăng vốn thứ 2 với khoảng 700 tỷ thông qua bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội Viettel (thêm tối đa 43 triệu cổ phiếu); Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel (tối đa 27 triệu cổ phiếu); và các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khác đáp ứng tiêu chí lựa chọn của ngân hàng.
Lần tăng vốn thứ ba của MB là thông qua phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên, tăng vốn thêm khoảng 192,4 tỷ đồng.
Dự kiến, 3 lần tăng vốn với tổng cộng phần vốn tăng thêm 10.700 tỷ đồng, ngân hàng sẽ đầu tư tăng năng lực (bao gồm việc đầu tư hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin, đầu tư trụ sở của MB tại khu vực TP.HCM và đầu tư khác cần thiết cho việc ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng) khoảng 4.783 tỷ đồng; Bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác hơn 5.900 tỷ đồng (bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh mới…).
Năm 2021, MB lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 13.200 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Kế hoạch này dựa trên mục tiêu tổng tài sản tăng 11%; tín dụng tăng trưởng trong khoảng 10 - 11%; tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 1,5%. MB nhiều khả năng nằm trong danh sách được NHNN nới room tín dụng đợt này.
Quý I/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tại MB đạt gần 4.600 tỷ đồng, gấp hơn 2,1 lần so với cùng kỳ 2020. Lợi nhuận của ngân hàng riêng lẻ cũng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt 4.100 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 29/6, giá cổ phiếu MBB đứng ở mức 43.450 đồng/cổ phiếu, tăng gấp đôi so với đầu năm.

-
Sở hữu chéo tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng: Chấm dứt, chứ không phải hạn chế
-
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng với lãi suất 9%/năm
-
Kỳ vọng từ chính sách tiền tệ và tài khóa
-
Điểm danh 6 ngân hàng vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam
-
Vàng SJC bất ngờ bật tăng mạnh -
Techcombank: Từ sự thấu hiểu đến những giải pháp toàn diện và số hóa tài chính cùng doanh nghiệp -
"Hè xanh - sống chất" khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank -
Van trái phiếu tắc, các dòng vốn cùng ngưng trệ -
Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt: Chỉ hỗ trợ từ "bên ngoài", dễ sinh ỷ lại -
Tín dụng chính sách bám rễ những vùng đất khó khăn -
Vàng khó tìm lại hào quang rực rỡ
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Chế biến – Chế tạo
-
Tập đoàn Sao Đỏ tiếp tục hợp tác với RMIT để đào tạo nhân lực
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông
-
Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 ngành Nông nghiệp công nghệ cao
-
Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên công nghệ
-
Tiếp tục phát sóng chương trình Tạp chí “Phát triển sản phẩm chủ lực” năm 2023