Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Gang thép Thái Nguyên sắp được giải cứu?
Khánh An - 09/02/2015 08:08
 
Những cam kết tài trợ vốn cho Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) chỉ cứu được Dự án này nếu tiến độ triển khai được đảm bảo.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hơn 1.350 tỷ đồng mở rộng Gang thép Thái Nguyên
3 dự án tín hiệu đường sắt: Lụt tiến độ nhiều năm, đội vốn hàng nghìn tỷ đồng
Nhận diện đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam - Bài 2
Nhận diện đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam - Bài 1
Nhà thầu Trung Quốc và những dự án "có vết" ở Việt Nam
VNSteel lỗ khủng, HPG, Pomina tiếm ngôi

Cuối tuần trước, cuộc đàm phán giữa TISCO và nhà thầu Trung Quốc - Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc - MCC đã kết thúc.

Gang thép Thái Nguyên sắp được giải cứu?
Hiện trạng công trình Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO vào đầu tháng 2/2015

Thông tin chính thức chưa được các bên tiết lộ, song mục tiêu tái khởi động Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO (vốn đã dừng thi công từ quý I/2013) mà TISCO cam kết đã chính thức được thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư trước buổi làm việc với MCC, ông Trần Văn Khâm, Tổng giám đốc TISCO cho biết, việc ký hợp đồng tín dụng trị giá 1.359 tỷ đồng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh khu vực Bắc Cạn - Thái Nguyên vào cuối tháng 1 vừa qua chính là điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán với MCC.

“Khó khăn hiện nay là khi tách hợp phần C (xây dựng) ra khỏi hợp đồng EPC đã ký với MCC (vì nhà thầu không đủ năng lực để hoàn tất toàn bộ), sẽ phải có những tính toán, thay đổi khá nhiều trong hợp đồng với các nhà thầu. Điểm thuận là phần xây dựng của Dự án đã được hoàn tất tới 70%. Nhà thầu cũng khẳng định, khi có vốn sẽ đẩy nhanh tiến độ các phần việc còn lại”,  ông Khâm thông tin sơ bộ.

Vào lúc này, ông Khâm đang kỳ vọng vào tiến độ đàm phán với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

(VietinBank) về khoản vay khoảng 1.100 tỷ đồng cho Dự án. “Mặc dù còn một số điều khoản phải làm việc tiếp, song có thể nói, khó khăn về vốn - nguyên nhân chính khiến Dự án ngưng trệ - đã được giải quyết”, ông Khâm nói và nhắc tới khoản tăng vốn 1.000 tỷ đồng của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại Công ty đã được thực hiện vào tháng 12/2014, qua quyết nghị của HĐQT về việc phát hành cổ phần riêng lẻ cho SCIC và tăng vốn điều lệ lên 2.840 tỷ đồng.

Cho tới thời điểm này, có thể nói, Dự án đang được giải cứu bởi sự vào cuộc của các ngân hàng và SCIC.

Cũng phải nói thêm, cả VDB và VietinBank đều là ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho Dự án vào những năm trước. Tuy nhiên, do chậm tiến độ, không đảm bảo trách nhiệm trả nợ, các ngân hàng đã dừng giải ngân. Đơn cử, trong số 1.605 tỷ đồng VDB cam kết tài trợ cho Dự án trong hợp đồng ký vào tháng 5/2006, số tiền đã giải ngân là 1.404 tỷ đồng.

Chính vì vậy, ông Trần Đức Thắng, Giám đốc VDB Chi nhánh khu vực Bắc Cạn - Thái Nguyên cho rằng, tiến độ giải ngân khoản tín dụng vừa ký phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ TISCO điều hành Dự án.

“Mức tín dụng vay bổ sung dành cho Dự án là 1.359 tỷ đồng. Chúng tôi đã cử cán bộ theo sát dự án để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh. Chủ đầu tư sẽ bắt đầu trả nợ từ tháng 1/2017, riêng trong 2 năm 2017-2018 với mức trả là 50% mức bình quân phải trả của Dự án, số còn lại được phân bổ trả đều đến tháng 11/2021 với mức lãi vay là 8,5%/năm”, ông Thắng cho biết.

Như vậy, kết quả đàm phán giữa TISCO với MCC quyết định rất lớn thời điểm công trường dự án chính thức chấm dứt thời gian đắp chiếu. Và việc dự án có thực sự được giải cứu hay không đang đặt trách nhiệm lớn vào vai TISCO.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư