-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Nhà máy Xi măng Quang Sơn, tiền thân là Xi măng Thái Nguyên, do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và giao Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (nay là Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam - Vinaincon, Bộ Công thương) làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng, công suất thiết kế 1,51 triệu tấn xi măng/năm. Ngày 22/3/2003, Dự án được khởi công, nhưng đến cuối năm 2009, mới được khánh thành, đưa vào chạy thử. Tháng 7/2011, nhà máy đi vào sản xuất chính thức với nhãn hiệu Xi măng Quang Sơn.
. |
Do đi vào hoạt động đúng thời điểm có nhiều nhà máy xi măng cũng ra mắt thị trường, khi nguồn cung đã tiệm cận nhu cầu sử dụng, nên Nhà máy Xi măng Quang Sơn liên tiếp gặp khó về tài chính.
Chỉ sau 1 năm hoạt động, Nhà máy đã bị thua lỗ hơn 70 tỷ đồng, đã từng rơi vào cảnh không có nguồn trả nợ đầu tư, thiếu vốn sản xuất và từng đứng trước nguy cơ lớn về tồn tại hay phá sản.
Vài năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Xi măng Quang Sơn đã khá lên nhiều. Kết thúc năm 2015, Xi măng Quang Sơn tiêu thụ gần 1,2 triệu tấn sản phẩm (khoảng 80% công suất thiết kế), bao gồm gần 1,1 triệu tấn xi măng, còn lại là clinker. Sản lượng xi măng tiêu thụ đã tăng 20% so với năm 2014.
Tuy sản lượng tiêu thụ đã khá lên, thị trường đã bước đầu ổn định, nhưng bao giờ hoạt động có lợi nhuận dương vẫn đang là bài toán đau đầu với Xi măng Quang Sơn.
Theo số liệu từ Vinaincon, năm 2014, Xi măng Quang Sơn vẫn lỗ kế hoạch tới 240,8 tỷ đồng, lỗ kế hoạch năm 2015 là 210 tỷ đồng và dự kiến năm 2016 lỗ kế hoạch tiếp 282 tỷ đồng.
Như vậy, khoản lỗ của Xi măng Quang Sơn cộng gộp lại kể từ khi đi vào hoạt động đã vượt 1.000 tỷ đồng.
Ông Vũ Toàn Thắng, Trưởng phòng bán hàng Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn cho biết, năm 2016, Xi măng Quang Sơn đặt mục tiêu tiêu thụ 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng so với kết quả thực hiện năm 2015.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Thắng cho biết, tiêu thụ xi măng ngày càng khó khăn do cạnh tranh với các nhà sản xuất khác, có chung địa bàn tiêu thụ. Giá bán xi măng cũng khó tăng, trong khi các chi phí đầu vào như than, điện, trả lương công nhân… đều tăng. Bởi vậy, mục tiêu tiêu thụ 1,3 triệu tấn trong năm 2016 không phải là dễ thực hiện, nếu đạt được thì đây là thành công không nhỏ.
Mặc dù doanh thu bán hàng của Xi măng Quang Sơn đã có sự cải thiện đáng kể, trong những năm gần đây đều vượt hơn 1.000 tỷ đồng/năm, nhưng do quá trình đầu tư, vốn tự có chỉ có khoảng 5%, còn lại 95% là đi vay, nên gánh nặng trả nợ vốn và vay đầu tư quá lớn, khiến thời gian lỗ kế hoạch càng kéo dài.
Giống như không ít dự án xi măng khác đầu tư vào giai đoạn trước đó, Xi măng Quang Sơn được Chính phủ cho phép thực hiện nhiều cơ chế hỗ trợ như cho vay lãi suất ưu đãi, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, vay quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài của Bộ Tài chính và vay thương mại lên tới 95% tổng mức đầu tư.
Nhưng do thời gian xây dựng lên tới 7 năm mới hoàn thành, chậm tiến độ hơn 60 tháng, các ngân hàng đồng tài trợ không thu xếp được đủ vốn như cam kết ban đầu, buộc dự án phải chuyển sang vay một phần từ nước ngoài dưới sự bảo lãnh của Chính phủ.
Chưa hết, ngành xi măng trong nước đang trong tình trạng cung lớn hơn cầu, nhiều doanh nghiệp xi măng lớn còn chật vật trong việc tiêu thụ sản phẩm, thì các nhà máy xi măng công suất nhỏ, xi măng địa phương còn vất vả hơn nhiều, Xi măng Quang Sơn không phải là ngoại lệ.
Được biết, để gia tăng hiệu quả sản xuất, thời gian qua, Xi măng Quang Sơn đã tập trung thực hiện hàng loạt giải pháp như thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, giữ chất lượng sản phẩm ổn định, giảm tối đa các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, điện..., nhưng rõ ràng, với một dự án xi măng, ngay từ thời điểm đầu tư, khả năng tài chính có hạn, sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm suy giảm kinh tế, nợ lớn… thì khó khăn và lỗ kế hoạch vẫn còn là câu chuyện dài.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025