
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
![]() |
Giá gạo xuất khẩu 5 tháng đạt bình quân 543 USD/tấn, tăng 11,9% so vứi cùng kỳ năm 2020 |
Thông tin về giá gạo xuất khẩu, Bộ Công Thương cho biết, khối lượng xuất khẩu các loại gạo trong 5 tháng đầu năm 2021 đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng bù lại giá xuất khẩu gạo lại tăng tới 11,9% (đạt bình quân 543 USD/tấn), nhờ đó kim ngạch xuất khẩu gạo thu về trong 5 tháng đầu năm 2021 không giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ giảm 0,7%.
Đối chiếu với mức 1,41 tỷ USD giá trị xuất khẩu cùng kỳ năm trước, ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm nay đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD.
Trong năm 2020, Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA với Hàn Quốc, ASEAN...
Nâm 2021, xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao của nước ta vẫn còn nhiều cơ hội nhờ khai thác các FTA đã có hiệu lực, đặc biệt là dư địa tại thị trường Anh với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKFTA) đã có hiệu lực chính thức từ 1/5 vừa qua.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam có những thuận lơi, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên thế giới, làm nhu cầu tiêu dùng và dự trữ lương thực, thực phẩm tại nhiều quốc gia tăng cao.
Nhu cầu dự trữ gạo tại các nước sẽ tăng lên, nhất là nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường lớn như Phillippines, Malaysia, Trung Quốc, Ghana, Papua New Guinea...
Tháng trước, Philippines quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% (trước đây là 40% đối với gạo nhập khảu theo hạn ngạch và 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch) trong vòng 1 năm để tăng nguồn cung gạo, duy trì giá gạo phải chăng và giảm sức ép lạm phát. Bộ Công Thương cho rằng, quyết định này mở ra cơ hội cho gạo Việt xuất khẩu ổn định sang thị trường này.
Cần phải nói thêm, Philippines đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất lúa gạo từ Việt Nam, năm 2020, Việt Nam xuất sang thị trường này trên 2,2 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD.
Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, kế hoạch sản xuất lúa của nước ta năm 2021 là gieo trồng 7,257 triệu ha, sản lượng thu hoạch khoảng 43,3-43,5 triệu tấn thóc, tương đương 26 triệu tấn gạo. Dự tính nhu cầu tiêu thụ trong nước gần 30 triệu tấn thóc, còn lại 13 triệu tấn thóc - tương đương 6,5 triệu tấn gạo cần xuất khẩu trong năm nay.
Năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, mang về 3,07 tỷ USD, chỉ đứng sau Ấn Độ và vượt lên trước Thái Lan chỉ với gần 5,3 triệu tấn.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), gạo là mặt hang xuất khẩu chủ lực được tiêu thụ nhiều nhất của Ấn Độ có thể tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 16,2 triệu tấn trong năm nay, tăng khoảng 12% so với 14,5 triệu tấn vào năm 2020.

-
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng