-
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp
GELEX thống nhất hợp tác đầu tư cùng Sembcorp
Thông qua công ty con, Tập đoàn Sembcorp Industries sẽ mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại các dự án năng lượng đang vận hành thuộc Tập đoàn GELEX.
GELEX và Sembcorp dự kiến hợp tác phát triển các dự án năng lượng tái tạo mới. |
Danh mục các dự án năng lượng đang vận hành của GELEX bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện có tổng công suất khoảng 245 MW. Sau bước này, các bên sẽ tiến hành xin chấp thuận và các thủ tục pháp lý liên quan để tiến hành giao dịch.
Sembcorp là nhà cung cấp giải pháp năng lượng và đô thị tích hợp hàng đầu có trụ sở tại Singapore. Giao dịch này sẽ nâng công suất các dự án năng lượng tái tạo của Sembcorp tại Việt Nam bao gồm điện gió, điện mặt trời và thủy điện lên trên 450 MW.
Cùng với thỏa thuận trên, GELEX và Sembcorp dự kiến hợp tác phát triển các dự án năng lượng tái tạo mới, góp phần vào quá trình chuyển dịch năng lượng và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Với việc hợp tác cùng Sembcorp, đại diện Tập đoàn GELEX cho biết: “GELEX kỳ vọng sự kết hợp giữa uy tín, năng lực trong nước của GELEX với thế mạnh về quản trị và kinh nghiệm quốc tế của Sembcorp sẽ tạo được những thành công lớn, mang lại lợi ích cho cả hai bên và đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam”.
“Vua tôm” Minh Phú muốn kinh doanh thêm bất động sản
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sẽ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản. ĐHĐCĐ bất thường 2023 của MPC dự kiến tổ chức trong tháng 12/2023.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh ngành kinh doanh chính của công ty là chế biến và xuất khẩu tôm, đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu thuần giảm 46% so với cùng kỳ, còn 7,466 tỷ đồng; lỗ ròng gần 110 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh chính của Minh Phú từ trước đến nay vẫn là chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản. |
Ngành nghề kinh doanh chính của Minh Phú từ trước đến nay vẫn là chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản với sản phẩm chính là tôm. Minh Phú được coi là “Vua tôm” với doanh thu hàng năm đều đặn trên 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc cho biết Minh Phú dự kiến làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và không kinh doanh bất động sản.
Như vậy, việc bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm hợp thức hóa, giúp Minh Phú có thể trực tiếp xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân của công ty.
Báo cáo bán niên soát xét năm 2023 của Minh Phú cũng cho thấy công ty đang xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân. Tính đến cuối quý II/2023, giá trị xây dựng dở dang cho dự án này là 20 tỷ đồng. Dự án mới được xây dựng trong nửa đầu năm nay.
Ninh Vân Bay rút khỏi khu nghỉ dưỡng Emeralda Ninh Bình Resort
CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 183,6 ngàn cổ phần CTCP Du lịch Tân Phú.
Du lịch Tân Phú thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng, hoạt động chính gồm kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng và dịch vụ ăn uống. Khi đó, doanh nghiệp này đang phát triển dự án khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Ninh Bình Resort, sau đổi tên thành Emeralda Ninh Bình Resort.
Emeralda Ninh Bình Resort không còn vốn của Du lịch Ninh Vân Bay. |
Vào năm 2010, Du lịch Ninh Vân Bay góp 76,5 tỷ đồng để trở thành công ty mẹ sở hữu 51% vốn Du lịch Tân Phú. Đến năm 2012, Công ty chuyển nhượng 38,76% vốn (tương ứng 581.400 cổ phần) cho Công ty TNHH Bất động sản MSB với giá hơn 24, 7 tỷ đồng.
Theo đó, Du lịch Ninh Vân Bay còn giữ lại 12,24% (tương đương 183.600 cổ phần) và có “giá trị” được Công ty hạch toán vào cuối năm 2012 là hơn 43 tỷ đồng. Tuy nhiên từ sau 2012, số cổ phần Du lịch Tân Phú lại được NVT ghi nhận với “giá gốc” là 18.36 tỷ đồng.
Năm 2015, Du lịch Ninh Vân Bay bắt đầu trích lập dự phòng một phần cho khoản đầu tư tại Du lịch Tân Phú, đồng thời tìm kiếm nhà đầu tư chuyển nhượng khoản vốn đầu tư tại dự án Emeralda Ninh Bình Resort nhằm cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính.
Du lịch Tân Phú được UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép đầu tư vào dự án khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Ninh Bình (sau này là Emeralda Ninh Bình Resort) từ năm 2008.
Dự án có diện tích 16.2 ha, quy mô gồm 51 biệt thự và 170 phòng ngủ. Dự án được khởi công từ năm 2008, tọa lạc tại xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tổng vốn đầu tư theo giấy chứng nhận khi đó là 255 tỷ đồng và thời gian hoạt động 46 năm kể từ đầu năm 2009.
Theo tìm hiểu, sau khi những cổ đông lớn dần rút lui, khu nghỉ dưỡng hoạt động với tên gọi mới Emeralda Ninh Bình Resort, do CTCP EMG quản lý và phát triển.
CTCP EMG thành lập vào năm 2011, trụ sở tại TPHCM, ngành nghề chính là tư vấn quản lý. Vốn điều lệ ban đầu 7 tỷ đồng,
FPT mua lại công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ
FPT công bố thương vụ mua Cardinal Peak – công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ có tuổi đời 20 năm tại thị trường Bắc Mỹ, đánh dấu công ty thứ 3 tại Mỹ được mua lại trong vòng 1 năm
Cardinal Peak đang cung cấp dịch vụ công nghệ toàn diện, bao gồm phần cứng, phần mềm nhúng, IoT, điện toán đám mây và phát triển sản phẩm di động cho hơn 300 công ty, trong các lĩnh vực ô tô, điện tử tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, phát nội dung trực tuyến, robot, an ninh - an toàn, quốc phòng - hàng không vũ trụ.
FPT công bố thương vụ mua Cardinal Peak. |
FPT kỳ vọng, Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm (dịch vụ tư vấn, thiết kế, phát triển, thử nghiệm các công nghệ mới bao gồm cả phần cứng và phần mềm để tạo ra các sản phẩm tốt nhất) tại thị trường Mỹ trong vòng hai năm tới.
Sau thương vụ này, Cardinal Peak vẫn sẽ giữ nguyên thương hiệu và mô hình hoạt động như hiện tại, đồng thời, hợp tác với FPT giúp Cardinal Peak nâng cao năng lực cũng như mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, tập khách hàng trên toàn cầu.
Châu Mỹ hiện là một trong những thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, với hệ thống 14 văn phòng trên khắp nước Mỹ, Canada, Colombia, Costa Rica và Mexico.
Từ năm 2014, FPT liên tục thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Chiến lược này nhằm hoàn thiện các mảnh ghép về dịch vụ của công ty, nâng cao năng lực tư vấn, mở rộng tập khách hàng và qua đó tăng doanh thu tại thị trường nước ngoài.
Thương vụ M&A đầu tiên của FPT là mua công ty RWE IT Slovakia (Công ty thành viên của Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu - RWE) để mở rộng tập khách hàng về hạ tầng công ích và cũng là thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam tại thị trường nước ngoài.
Năm 2018, FPT mua 90% cổ phần của Intellinet, công ty tư vấn chuyển đổi số có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. 2022, FPT đầu tư chiến lược vào LTS, Inc., công ty trong Top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật.
Năm 2023, FPT mở rộng hiện diện tại Mỹ khi mua lại toàn bộ mảng dịch vụ công nghệ của công ty Intertec International. Tháng 10 vừa qua, FPT công bố trở thành nhà đầu tư lớn của Landing AI - công ty phần mềm thị giác máy tính và AI hàng đầu của Mỹ.
Các thương vụ mua bán sáp nhập đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của FPT và góp phần hoàn thành mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào cuối năm 2023, Top 50 công ty công nghệ toàn cầu năm 2030.
-
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024
-
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền -
Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP.HCM -
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
Doanh nghiệp ngoại mở rộng dịch vụ logistics -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam