
-
"Vua" cá tra trên sàn một thời nhận án phạt vì bỏ bê công bố thông tin
-
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng của FPT tăng 18,5%
-
Lợi nhuận Nhiệt điện Phả Lại giảm tới 93,5% trong quý II/2025
-
Dấu hiệu tái cấu trúc tại Địa ốc Hoàng Quân
-
Vì đâu Chứng khoán CV liên tục báo lỗ? -
PV Power ước tính doanh thu nửa đầu năm 2025 đạt 17.802 tỷ đồng
Gemadept xuất hiện khoản đặt cọc hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2022
Trong báo cáo mới đây của Chứng khoán BSC về doanh nghiệp ngành cảng biển, Công ty chứng khoán này cho biết ngày 31/12/2022, CTCP Gemadept (mã GMD – sàn HoSE) đã nhận được khoản đặt cọc 1.000 tỷ đồng.
Trong đó, Chứng khoán BSC cho biết đối tác đặt cọc là CTCP Container Việt Nam (mã VSC – sàn HoSE) để mua cổ phần của Gemadept tại cảng Nam Hải Đình Vũ, thương vụ kỳ vọng sẽ hoàn tất trong quý I/2023.
Nếu thương vụ này thành công, Container Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại khu vực Hải Phòng trong năm 2023 với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEUS, tăng 36% so với cùng kỳ và chiếm 30% thị phần khu vự này.
Container Việt Nam sẽ có thị phần lớn nhất tại Hải Phòng nếu nhận chuyển nhượng từ Gemadept (Nguồn: BSC). |
Ngược lại, Gemadept sẽ không còn quá nhiều dư địa tăng trưởng tại Hải Phòng sau thương vụ thoái vốn, do các cảng cơ bản được lấp đầy, dự báo tổng công suất của Gemadept còn 1,2 triệu TEUS, giảm 15% so với cùng kỳ, chiếm 14% thị phần (dự báo bao gồm dự án Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 đi vào hoạt động).
Gemadept nhận đặt cọc hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2022 (Nguồn: BCTC). |
Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối năm 2022, phần phải trả tổ chức và cá nhân khác của Gemadept xuất hiện khoản mục khoản đặt cọc ngắn hạn là 1.002,6 tỷ đồng so với đầu năm chỉ 4,3 tỷ đồng.
![]() |
Container Việt Nam tăng đặt cọc để nhận chuyển nhương cổ phần trong năm 2022 (Nguồn: BCTC). |
Ngược lại, cũng tại thời điểm cuối năm 2022, trên báo cáo của Container Việt Nam ghi nhận đặt cọc để thực hiện nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp 300 tỷ đồng so với đầu năm không ghi nhận; ghi nhận ký cược, ký quỹ 827,2 tỷ đồng so với đầu năm ghi nhận 2,3 tỷ đồng.
Như vậy, cả Gemadept và Container Việt Nam đều xuất hiện các giao dịch đột biến trong thời điểm cuối năm 2022.
Gemadept muốn bán toàn bộ vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ
Ngày 29/12/2022, Hội đồng quản trị Gemadept đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, đơn vị sở hữu Cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng container lớn nhất của Gemadept tại Hải Phòng.
Được biết, tính tới 31/12/2022, Gemadept đang sở hữu 84,66% vốn tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, đơn vị có địa chỉ tại km số 6 Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP. Hải Phòng.
![]() |
Cảng Nam Hải Đình Vũ (Nguồn; Gemadept). |
Theo tìm hiểu, Cảng Nam Hải Đình Vũ là một trong cụm 4 cảng biển và ICD của Gemadept tại Hải Phòng, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 với công suất 500.000 Teus/năm, tiếp nhận tàu lớn nhất lên tới 50.000 DWT, diện tích bãi CY là 200.000m2 và chiều dài cầu tàu lên tới 450m.
Theo Chứng khoán SSI, cảng Nam Hải Đình Vũ bắt đầu hoạt động vào năm 2014 và là bến cảng thứ hai của Gemadept tại Hải Phòng. Trong đó, cảng Nam Hải Đình Vũ chiếm 50% tổng sản lượng xếp dỡ của tất cả các cảng Gemadept tại Hải Phòng và chiếm 10% thị phần của khu vực cụm cảng Hải Phòng.
Chứng khoán SSI cho rằng việc thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ có thể ảnh hưởng đến 50% sản lượng bốc xếp tại Hải Phòng của Gemadept. Tuy nhiên, hàng hóa có thể sẽ luân chuyển giữa các cảng, tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các nhà khai thác cảng tại Hải Phòng, nơi đã tồn tại tình trạng dư thừa nguồn cung trong nhiều năm qua.
Gemadept là nhà khai thác cảng tư nhân lớn nhất Việt Nam, được đánh giá cao sau khi thành lập cảng nước sâu Gemalink. Chính vì vậy, Chứng khoán SSI dự báo Gemadept có thể duy trì cơ sở khách hàng và sản lượng hàng lớn khi chuyển sang cảng Nam Đình Vũ.
Giai đoạn 1 của cảng Nam Đình Vũ đang hoạt động với 80% công suất và giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ đang trong quá trình xây dựng, và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong quý I/2023. Trong đó, mỗi giai đoạn của cảng được thiết kế để xử lý 500 nghìn TEU/năm, tương đương với cảng Nam Hải Đình Vũ.
Chính vì vậy, Chứng khoán SSI kỳ vọng, cảng Nam Đình vũ có thể được hưởng lợi chính từ việc Gemadept thoái toàn bộ vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

-
Lợi nhuận Nam Tân Uyên tăng 27% trong nửa đầu năm 2025, lên 166,26 tỷ đồng -
Vinaconex ITC lỗ thêm 10,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2025 -
"Vua" cá tra trên sàn một thời nhận án phạt vì bỏ bê công bố thông tin -
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng của FPT tăng 18,5% -
Lợi nhuận Nhiệt điện Phả Lại giảm tới 93,5% trong quý II/2025 -
Dấu hiệu tái cấu trúc tại Địa ốc Hoàng Quân -
Lãi Becamex IJC trong quý II/2025 tăng mạnh nhờ lãi từ công ty liên doanh, liên kết
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới