-
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump thắng ở North Carolina, đường vào Nhà Trắng của bà Harris hẹp đi -
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" -
Những điều cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 -
BoJ giữ nguyên lãi suất cơ bản, khẳng định vẫn đang đi đúng hướng
Ngày 16/3, giá dầu Brent đã giảm hơn 9% xuống mức thấp nhất trong 9 năm, do những lo ngại về nguy cơ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động mạnh đến nhu cầu trên thị trường.
Cụ thể, giá dầu thô Bent Biển Bắc dự kiến giao tháng Năm đã giảm mạnh xuống còn 30,56 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016.
Nguyên nhân một phần là do thị trường chịu tác động trước sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
Trong khi đó, hợp đồng dầu WTI của New York, Mỹ cũng giảm 5,64% xuống còn 29,59 USD/thùng.
Diễn biến giá dầu đã khiến thị trường chứng khoán của các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ chìm trong sắc đỏ.
Cụ thể, chỉ số chứng khoán tại Abu Dhabi và Dubai của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đều lần lượt giảm 7,8% và 6,2% với cổ phiếu giao dịch ở mức thấp trong nhiều năm.
Tại sàn chứng khoán Boursa của Kuwait, chỉ số Premier Index và chỉ số tất cả các loại cổ phiếu (All-Shares Index) đã lần lượt giảm ở mức 5% và 3,9%.
Còn tại sàn giao dịch Tadawul của Saudi Arabia, cũng là lớn nhất trong khu vực, giá cổ phiếu đã giảm khoảng 3,3%.
Cùng chung xu hướng này sàn giao dịch Bahrain và Muscat của Oman đã lần lượt giảm 1,4% và 1,8%.
Chứng khoán của các nước vùng Vịnh đã giảm mạnh bất chấp những nỗ lực kích thích nền kinh tế của các chính phủ.
Trước đó, UAE và Saudi Arabia đều đã công bố gói kích thích trị giá 27,2 tỷ USD và 13,3 tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế chống lại các tác động của dịch COVID-19.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Kuwait đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục là 1,5%.
Về phần mình, Chính phủ Qatar cũng đã tung gói kích thích 23 tỷ USD bên cạnh khoản tiền 2,7 tỷ USD để hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) cũng vừa cho biết cuộc khủng hoàng dầu mỏ ở Libya đang ngày càng nghiêm trọng hơn khi việc phong tỏa các giếng dầu chủ chốt của nước này đã gây thiệt hại hơn 3 tỷ USD.
Libya có trữ lượng dầu thô lớn nhất ở châu Phi. Tuy nhiên, theo NOC, với lệnh phong tỏa nói trên, sản lượng dầu của nước này đã giảm từ khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trước đây, xuống còn 97.500 thùng/ngày hiện nay.
Việc phong tỏa các cảng xuất khẩu dầu khiến nhiều nhà máy buộc phải ngừng hoạt động vì thiếu nguồn cung dầu thô.
Sản lượng dầu thô của Libya sụt giảm mạnh đúng vào thời điểm giá dầu đang lao đốc và nhu cầu ngày càng giảm trên thị trường thế giới, do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện đang lan nhanh trên toàn cầu./.
-
Bầu cử Mỹ: Ông Trump thắng ở North Carolina, đường vào Nhà Trắng của bà Harris hẹp đi -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump có 210 phiếu đại cử tri, bỏ xa đối thủ Đảng Dân chủ -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump dẫn trước bà Harris về số phiếu đại cử tri đoàn -
Nước Mỹ bầu cử Tổng thống năm 2024 -
Bầu cử Mỹ: Điểm bỏ phiếu đầu tiên mở cửa, cử tri mất chưa đến 1 phút để đưa ra lựa chọn -
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Khác biệt chính sách của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2024
- Marriott International ký thỏa thuận với tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang
- Marriott International sẽ mang đến nhiều điểm lưu trú thú vị tại Việt Nam
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý