
-
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu
-
Trang mới của FPT Telecom
-
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng
-
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững
-
Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025 -
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu
![]() |
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) ước tính, chi phí của Vicem tăng thêm 220-240 tỷ đồng/năm vì giá điện tăng. |
Từ ngày 1/12/2017, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức hơn 1.720 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tăng 6,08% so với giá bán hiện hành 1.622,01 đồng/kWh.
Mặc dù so với mức tăng 7,5% của đợt điều chỉnh lần trước vào tháng 3/2015, mức tăng lần này thấp hơn, nhưng với những doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện như sắt thép, xi măng, đặc biệt năng lực sản xuất lớn, thì chi phí tài chính tăng theo giá điện cũng lên tới vài trăm tỷ đồng/năm..
“Nói đúng ra khi giá điện tăng thì chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận giảm. Chúng tôi tạm tính thì chi phí tăng thêm khoảng 19-20 tỷ/ tháng và khoảng 220-240 tỷ/ năm doanh thu liên quan đến giá bán sản phẩm và số lượng sản phẩm”, ông Lương Quang Khải, Chủ tịch HĐTV Vicem cho biết.
Một phép tính đơn giản, mỗi tấn xi măng tiêu thụ khoảng 90 kwh điện, mỗi tháng Vicem sản xuất hơn 2 triệu tấn xi măng thì chi phí tiền điện mỗi tháng trong toàn Vicem vào khoảng 305 tỷ đồng/tháng.
Với khung giá mới, mỗi tháng Vicem sẽ phải trả thêm 18,5 tỷ đồng tiện điện nữa. Giá điện tăng trong khi giá bán không tăng, doanh thu của Vicem sẽ giảm trên 200 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, ông Khải còn cho biết thêm, lý do tính "khoảng" vì khung giá tăng bình quân đưa ra là vậy, nhưng chi tiết khung giá cho các thời điểm khác nhau trong ngày khác nhau và các yếu tố khác nữa
Chi phí đầu vào tăng, nhưng đầu ra chưa thể điều chỉnh được tại thời điểm này, do ngành xi măng đang dư cung cả chục triệu tấn. Mục tiêu của phần lớn doanh nghiệp trong tháng còn lại của năm 2017 là giữ bình ổn hoạt động sản xuất, kinh doanh để hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh.

-
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu -
Nghịch lý doanh nghiệp ngành sản xuất săm lốp -
Chubb Life tiên phong mô hình tư vấn minh bạch, bền vững, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu -
Hải quan khu vực VI: Gắn kết với doanh nghiệp, tạo “lực đẩy” cho kinh tế địa phương -
Nhập khẩu thép HRC khổ rộng tháng 6/2025 tăng 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái -
Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy -
Tập đoàn VAS: Nơi thép mang hơi thở xanh - Chuyện về một lựa chọn bền vững
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Biotion Việt Nam và Đại học Nha Trang ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu sinh học biển và trao đổi nhân lực
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One