
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
Thời gian qua, nhiều mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị hết hạn giấy phép phải đóng cửa mỏ. Điều này làm gia tăng đáng kể chi phí mua khoáng sản (đất, đá, cát…) để phục vụ xây dựng hạ tầng, các công trình, dự án trọng điểm. Việc vận chuyển cát, đá ở quãng đường xa từ địa phương khác tới công trường đã đẩy giá vật liệu tăng cao.
Mới đây, ông Dương Mah Tiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai có công văn gửi các huyện, thị xã trên địa bàn yêu cầu rà soát, cập nhật các khu vực mỏ khoáng sản.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các huyện, thị xã rà soát, cập nhật các khu vực mỏ khoáng sản vào kế hoạch sử dụng đất năm 2025 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030.
Khi có cập nhật, rà soát, bổ sung, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Các điểm mỏ sẽ hiển thị trên bản đồ khoáng sản của tỉnh, phân bố ở các huyện, nhằm đủ vật liệu cho thi công xây dựng.
Kể từ năm 2025, Gia Lai khởi công, đẩy nhanh các dự án trọng điểm, đặc biệt là chuẩn bị sẵn khoáng sản để phục vụ thi công dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Ông Dương Mah Tiệp yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc rà soát, cập nhật các vị trí khu vực mỏ khoáng sản vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 để đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án, công trình trên địa bàn, đặc biệt là dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Liên quan đến các vị trí, khu vực bãi thải vật liệu khi thi công dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu rà soát, xác định các vị trí dự kiến sử dụng làm bãi thải vật liệu, trong đó chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm việc với các chủ dự án khai thác mỏ thống nhất đề xuất vị trí dự kiến đổ thải vật liệu khi thi công dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku để tích hợp vào hồ sơ đóng cửa mỏ và phương án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ.
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dự kiến sẽ đổ thải lượng lớn đất đá bị phong hoá, các vật liệu thừa không sử dụng. Việc có vị trí đổ thải vừa phục vụ cho dự án vừa để thuận lợi cho phương án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ.

-
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp -
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc -
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ -
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"