-
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò -
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù -
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên ngày 12/9 -
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
Theo UBND tỉnh Gia Lai, triển khai Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông, đảm bảo các kết nối hỗ trợ quá trình luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, hạn chế xảy ra tình trạng thiếu kết nối hay ùn tắc giao thông; tổ chức hiệu quả các điểm nút, đầu mối giao thông quan trọng để kết nối cảng cạn (ICD), cảng biển, cảng hàng không trong địa bàn tỉnh và khu vực; đảm bảo phát triển kết hợp giữa dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ liên quan; đầu tư xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp chất lượng giao thông đường bộ, chú trọng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Về phát triển trung tâm logistics, tỉnh Gia Lai sẽ cụ thể hóa quy hoạch các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn; tăng cường phối hợp giữa các ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics; tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics theo quy hoạch.
Cùng với đó, tỉnh này định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics; nghiên cứu, thu hút đầu tư, xây dựng trung tâm logistics có quy mô phù hợp kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng.
Về định hướng phát triển kho và bãi, UBND tỉnh Gia Lai có kế hoạch sẽ gia tăng số lượng kho bãi hiện đại khi nhu cầu sản xuất tăng; thành lập các khu kho, bãi tập trung gần các khu, cụm công nghiệp, khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung; nâng cấp và hình thành mới các kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho chuyên dùng để phục vụ hàng quá cảnh và trung chuyển; phát triển kho hàng hóa chuyên dùng phù hợp với đặc tính thương phẩm như kho hàng lạnh, kho bảo quản nông sản, xăng dầu... và các mặt hàng đặc thù khác.
Về phát triển hạ tầng công nghệ, tỉnh Gia Lai sẽ chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng mạng lưới công nghệ thông tin thông suốt, toàn diện giúp kết nối từ các cơ quan quản lý nhà nước, hải quan... tới các doanh nghiệp logistics, các chủ hàng; tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối các doanh nghiệp logistics, các công ty, chuyên gia phần mềm công nghệ... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics được hướng dẫn, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ tiếp cận và đầu tư trang bị, nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thông tin và chuyển giao dữ liệu, sản xuất và đặt hàng, giao hàng, khai báo hải quan, phần mềm dịch vụ logisctics theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu triển khai hiệu quả “Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải và hạ tầng logistic tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được tích hợp trong quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp với các chủ đầu tư công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành mạng lưới giao thông vận tải đồng bộ, hỗ trợ dịch vụ logistics phát triển; chủ trì, phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp ngắn hạn, lâu dài khắc phục ùn tắc giao thông, ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tổ chức, điều hành, giám sát giao thông; đẩy mạnh phát triển giao thông thông minh gắn với Đề án xây dựng thành phố thông minh của tỉnh…
Sở Giao thông và vận tải có trách nhiệm tổ chức kết nối vận tải đa phương thức hiệu quả; liên kết các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt trong khu vực; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kinh doanh dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh.
-
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù -
Nghị quyết 136 rộng mở cánh cửa đầu tư cho Đà Nẵng -
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên ngày 12/9 -
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội -
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp