-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Dự báo, giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm do nhu cầu tăng và tác động do tác động của thông tin dịch ASF. |
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 9, chăn nuôi lợn tiếp tục có tín hiệu tích cực, từng bước phục hồi, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá lợn hơi ở mức cao, quanh mức 50.000 đồng/kg, thúc đẩy các hộ tái đàn trở lại, giúp đàn lợn cả nước tăng 1,8% so với năm ngoái.
Trong những ngày đầu tháng 10, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hiện giao dịch trong khoảng 49.000 - 54.000 đồng/kg và phổ biến ở mức 51.000 - 53.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá dao động trong khoảng 47.000 – 54.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá hiện dao động trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình,Thanh Hóa đạt 51.000 - 53.000 đồng/kg; Quảng Nam cũng ở mức 50.000 đồng/kg. Còn các tỉnh còn lại, giá lợn hơi hơi giao dịch trong khoảng 46.000 - 49.000 đồng/kg.
Theo tổng hợp báo cáo của một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn, đàn lợn nái nuôi tại các doanh nghiệp hiện tăng bình quân 11,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Số liệu mới công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9 năm 2018 ước đạt 38 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng qua ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Cục xuất nhập khẩu, giá lợn hơi trên cả nước vẫn duy trì ở mức cao do tác động của thông tin dịch ASF và nhu cầu tiêu dùng gia tăng vào mùa cuối năm. Dù vậy, Cục chăn nuôi khẳng định sẽ không diễn ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung bởi sản lượng thịt trong nước đủ cung cấp cho thị trường, chưa kể lượng thịt từ kênh nhập khẩu.
Do giá lợn hơi tăng cao, người nuôi đang thu lãi lớn, đã thúc đẩy nhiều hộ tái đàn, nhưng các chuyên gia trong ngành chăn nuôi vẫn cảnh báo người nuôi phải thận trọng trong việc mở rộng sản xuất, tăng đàn ồ ạt lúc này mà cần áp dụng kỹ thuật, đầu tư trang trại theo chuỗi liên kết cung ứng bền vững.
Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ của ngành chăn nuôi từ nay đến cuối năm là triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan vào Việt Nam, đặc biệt tăng cường tuần tra, phát hiện và xử lý các trường hợp đưa lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc vào Việt Nam.
Trong động thái nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh dịch tả lợn vào Việt Nam, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, các cơ quan chức năng Việt Nam đã thông báo tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ các tỉnh của Hunggari và Ba Lan đang có dịch tả lợn áp dụng từ ngày 20/9/2018 cho đến khi Hunggari và Ba Lan công bố an toàn với dịch tả lợn châu Phi.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up