-
Vốn FDI giải ngân năm 2024 đạt mức cao kỷ lục -
Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024 -
Nghệ An trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng -
Kon Tum đã có 98 dự án đầu tư tại các khu kinh tế và khu công nghiệp -
Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam tăng tốc từng ngày -
Năm 2025, Khu Công nghệ cao TP.HCM khởi công 12 dự án, tổng vốn 1 tỷ USD
Báo cáo đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc ban hành các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng chưa đồng thời với ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện dẫn đến phát sinh nhiều bất cấp, vướng mắc; trong đó có vấn đề về cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời mái nhà nhưng chưa ban hành kịp thời các quy định, hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện cơ chế, thu gom và xử lý sau thu gom đối với các tấm pin năng lượng hư hỏng, hết hạn sử dụng.
Hiện nay, chưa có các quy định của pháp luật chi tiết, rõ ràng về quản lý nhà nước ở địa phương đối với việc đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà nên rất khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Việc quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực địa phương còn chồng chéo, chưa có cơ chế cụ thể trong việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách cho phát triển năng lượng.
Quy hoạch các nguồn điện nhỏ, lưới đấu nối và truyền tải cấp điện từ 110kV trở xuống sau khi được Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt khi cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thực tế phát sinh thì cần phải trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh sẽ mất một số thời gian, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư, không đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc xác định giá, ký hợp đồng mua bán điện chưa phù hợp với thực tế, chưa công bằng giữa các loại hình năng lượng. Hiện nay, một số loại hình năng lượng được ưu tiên, khuyến khích phát triển với mức giá ổn định, không phụ thuộc vào suất đầu tư như điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ dưới 30MW, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, các dự án thủy điện lớn (công suất từ 30MW trở lên) phải thực hiện thỏa thuận giá điện hằng năm đối với 90% sản lượng điện kế hoạch, chỉ có 10% sản lượng được tính theo giá thị trường; đồng thời việc xác định giá điện để xây dựng giá điện phụ thuộc vào suất đầu tư của dự án, dẫn đến một số dự án thủy điện lớn có suất đầu tư thấp sẽ có giá bán điện thấp, ảnh hưởng đến thời gian hoàn vốn và hiệu quả của dự án.
-
Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam tăng tốc từng ngày -
Đà Nẵng sẽ chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Khu công nghiệp Hoà Ninh -
Năm 2025, Khu Công nghệ cao TP.HCM khởi công 12 dự án, tổng vốn 1 tỷ USD -
Bình Định giải trình việc lập quy hoạch Khu công nghiệp Phù Mỹ quy mô hơn 820 ha -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn -
EVN chờ mong được giao đầu tư các nguồn điện mới -
Quảng Nam điều chỉnh tiến độ dự án Thủy điện Trà Leng 2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững