-
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện -
Điểm đến đáng tin cậy dành cho bệnh nhân tim mạch
Ngay giữa đợt lạnh giá kỷ lục, chị Minh Hương, Bắc Ninh đưa con đến khám bệnh trong tình trạng tai chảy dịch, sốt, cùng với những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức ở trán và hai bên thái dương. Qua thăm khám nội soi tai mũi họng, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa cấp do biến chứng của viêm VA.
PGS.Hoài An đang tư vấn cho bệnh nhân. |
Chia sẻ với bác sĩ, chị Hương cho biết con bị ho và sốt ngay khi đợt gió mùa về. Ban đầu, chị chủ quan cho rằng bé bị cảm lạnh bình thường và tự mua thuốc về nhà điều trị. Thế nhưng, hơn một tuần con không khỏi mà tình trạng còn nặng hơn.
Anh Trung Sơn, Hà Đông, Hà Nội cũng đưa con tới viện chữa nhanh để kịp ăn Tết khi bé bị viêm tai giữa chảy dịch, bố mẹ cho bé đi thổi thuốc vào tai.
Sau hai tuần, tai bé có mùi thối, bố mẹ mới đưa bé đến bệnh viện khám. Kết quả bé bị viêm tai giữa biến chứng, thủng màng nhĩ. Bác sĩ cho biết trước mắt điều trị tình trạng nhiễm trùng của bé, sau khi ổn định sẽ phải phẫu thuật vá màng nhĩ.
Theo PGS.Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương hiện đang công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, số lượng trẻ nhập viện vì viêm tai giữa thời gian qua tăng nhá nhanh sau mỗi đợt không khí lạnh tăng cường.
PGS.Hoài An cho biết đa số các trường hợp viêm tai giữa cấp đều có nguyên nhân từ viêm đường hô hấp trên: viêm VA, viêm mũi, họng cấp. Có trường hợp cha mẹ còn ngỡ ngàng khi thấy bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa.
Nhiều phụ huynh thường chủ quan khi con bị viêm tai giữa hay các bệnh tai mũi họng khác. Đây là bệnh lý thường gặp nhưng rất dễ tái đi tái lại và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe - nói, thậm chí là viêm màng não, áp xe não...
Đặc biệt, PGS.Hoài An cảnh báo tình trạng tự ý điều trị hay chủ quan trong điều trị cho con. Khi trẻ bị viêm tai giữa cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị triệt để.
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2024 hay đầu xuân khá thất thường vì thế phụ huynh cần chú ý trong việc chăm sóc, điều trị và phòng các bệnh lý tai mũi họng cho trẻ.
Được biết, trong thời tiết hiện nay, các bệnh lý hô hấp ở trẻ tăng cao. Bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) bùng phát mạnh vào mùa đông xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè. RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng RSV có thể gây ra các hội chứng lâm sàng đa dạng, từ triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh đến các biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cơn hen kịch phát và thở khò khè do virus.
Theo TS.Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản nặng và có thể dẫn tới tử vong.
Điển hình, Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bé 2 tháng tuổi (Thanh Hóa), được chẩn đoán viêm phổi nặng sau nhiễm virus RSV, suy hô hấp mức độ nặng phải thở máy.
Bệnh nhi là trẻ sinh non (35 tuần), trước khi vào Khoa Nhi, bé điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa 11 ngày đã ổn định và được ra viện.
Tuy nhiên, sau 2 ngày ra viện, bệnh nhi xuất hiện ho khò khè, đi khám và làm các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp, được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo TS.Đặng Thị Thúy, bệnh nhi mặc dù đến sớm nhưng với cơ địa là đẻ non, cộng thêm viêm đường hô hấp tái phát do nhiễm trùng trước đó, dẫn đến bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Hiện nay em bé phải thở máy.
Tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội cũng tiếp nhận nhiều trẻ phải nhập viện do virus RSV trong những ngày giá rét. Các bác sĩ lo ngại dịch bệnh có thể gia răng do virus RSV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua bởi các giọt bắn có chứa virus được thải ra từ người bệnh qua ho, hắt hơi lên mắt, mũi, miệng.
Virus này cũng có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt bị nhiễm bẩn có chứa virus hoặc quần áo, vật dụng của người bị bệnh, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm RSV thông qua thơm hôn hoặc mớm thức ăn.
Chuyên gia lo ngại, trẻ sinh non, trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi), trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh, trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch, người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên, người bị hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS khi nhiễm RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Vì vậy, người dân, người chăm sóc trẻ cần thực hiện các biện pháp để hạn chế lây nhiễm RSV như: Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác...
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với những người có các triệu chứng giống như cảm lạnh.
Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi. Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động...
Khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho công cộng. Để phòng bệnh các bác sĩ khuyến cáo, nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, bảo đảm tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác có dấu hiệu ho, sốt.
Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay và thân thể cho trẻ thường xuyên, làm sạch môi trường, đồ dùng, vật dụng xung quanh. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho trẻ và trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Các bác sĩ cũng lưu ý, triệu chứng khi nhiễm vi rút RSV cũng dễ giống với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Do đó, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, cha mẹ cần cho trẻ đi khám khi thấy con có biểu hiện như sốt cao từ hai ngày trở lên, ho, khò khè, chảy mũi kéo dài, nôn, tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được thăm khám sớm.
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu đối với nhiễm trùng do RSV. Các bác sĩ vẫn áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, hỗ trợ, nâng cao thể trạng.
Trường hợp nguy cơ cao diễn biến nặng, người dân nên tiêm dự phòng kháng thể đơn dòng vào mùa dịch; tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin; đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt; áp dụng nguyên tắc 5K
-
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
-
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững -
Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 2/12: Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 -
Trẻ hóa bệnh nhân mắc thuyên tắc phổi -
Tin mới y tế ngày 1/12: Khuyến cáo nam giới các biện pháp sinh hoạt lành mạnh -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử, nung nóng từ năm 2025
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam