-
Shopee, TikTok shop bỏ xa đối thủ trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam -
Đổi mới sáng tạo đưa đất nước tiến nhanh cùng thế giới -
VNG - Khát vọng vươn tầm quốc tế trong kỷ nguyên số -
9.500 người lao động mua sắm Tết qua Zalopay -
Công bố sáng kiến AI.X và C.OpenAI tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Theo "Báo cáo toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 & Dự báo 2025" do Metric mới phát hành, tổng doanh thu của 5 sàn thương mại điện phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, bao gồm: Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo năm qua đạt 318.900 tỷ đồng, tăng 37,3% so với năm 2023.
Tổng sản lượng tiêu thụ theo Báo cáo đạt 3,421 triệu sản phẩm, tăng mạnh 50,7%.
Doanh số sàn thương mại điện tử năm 2024 có sự biến động lớn, với mức doanh số cao vào những tháng cuối năm nhờ các sự kiện Tết và lễ hội cuối năm, nhưng có xu hướng giảm mạnh đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 6.
Tuy nhiên, số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25% (tương đương 165.000 shop rời bỏ thương mại điện tử), phản ánh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Năm 2024 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của hàng nhập khẩu với hơn 324 triệu sản phẩm được đưa vào Việt Nam, tạo ra 14.200 tỷ đồng doanh số, tăng trưởng lần lượt 37,9% và 42,9% so với năm ngoái.
"Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam không còn quá e ngại khi đặt mua sản phẩm từ nước ngoài. Sự thay đổi này xuất phát từ một số yếu tố chính như hệ thống logistics được cải thiện giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro thất lạc hoặc giao hàng chậm", Báo cáo nêu.
Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng cung cấp chính sách đổi trả, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, giúp giảm rủi ro khi mua hàng từ nước ngoài.
Ngoài ra, sự hiện diện của 31.500 nhà bán nước ngoài đang tạo áp lực cạnh tranh trực tiếp với các shop nội địa trên thị trường sàn bán lẻ trực tuyến.
Làm đẹp, Nhà cửa - Đời sống, Thời trang nữ là 3 ngành hàng mang lại doanh số nhiều nhất cho các sàn Thương mại điện tử. Tuy nhiên, Bách hóa - Thực phẩm mới là ngành hàng nổi bật với mức tăng trưởng lên đến 76.3%.
Xu hướng này cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong hành vi mua sắm, khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên đặt hàng trực tuyến thay vì mua sắm tại chợ truyền thống hoặc siêu thị.
Những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành này bao gồm sự tiện lợi và tốc độ giao hàng nhanh hơn, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian đáng kể.
Theo báo cáo, sự trỗi dậy của hàng nhập khẩu và thay đổi nhu cầu tiêu dùng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội mới để nâng cao chất lượng và cạnh tranh hiệu quả hơn.
-
Gia tăng xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu trực tuyến -
9.500 người lao động mua sắm Tết qua Zalopay -
Công bố sáng kiến AI.X và C.OpenAI tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới -
MobiFone không ngừng hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số -
Đề xuất doanh nghiệp thử nghiệm giải pháp trước khi Nhà nước xây dựng thành quy phạm quản lý -
Quy mô thị trường tiếp thị liên kết tại Việt Nam đạt 700 triệu USD -
Đà Nẵng nâng cấp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lên tầm quốc tế
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank