Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Giá than tăng cao, chi nhập khẩu than ngốn thêm gần 1 tỷ USD
Thế Hải - 19/01/2019 11:57
 
Năm 2018 là năm chứng kiến mức chi nhập khẩu tăng vượt bậc của ngành than, với 14,480 triệu tấn, trị giá 2,507 tỷ USD, tăng thêm gần 1 tỷ USD so với mức 1,534 tỷ USD của năm 2017.
Năm 2018, với 14,480 triệu tấn, trị giá 2,507 tỷ USD, tăng thêm gần 1 tỷ USD so với mức 1,534 tỷ USD của năm 2017.
Năm 2018, nhập khẩu than đạt 14,480 triệu tấn, trị giá 2,507 tỷ USD, tăng thêm gần 1 tỷ USD so với mức 1,534 tỷ USD của năm 2017.

Điều đáng nói, nhìn vào khối lượng than nhập khẩu của năm 2018 so với năm 2017 thì mức chênh không lớn.

Năm qua, nhập khẩu than đạt 14,480 triệu tấn, tăng không đáng kể với 14,677 triệu tấn của năm 2017, nhưng lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập than đã bị tăng thêm 973 triệu USD.

Giá than nhập khẩu tăng quá cao là nguyên nhân dẫn đến chi ngoại tệ bị đội thêm gần 1 tỷ USD, một con số khiến nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu về than lớn phải giật mình.

Được biết, lượng than nhập khẩu về thị trường trong nước chủ yếu cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, luyện gang thép, xi măng...

Năm 2018, nhiều ngành sản xuất lớn đã đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung than trầm trọng, phải tất bật lo than cho sản xuất.

Lo than không xuể, thậm chí, có thời điểm, một số nhà máy nhiệt điện đã giảm công suất hoặc ngừng hẳn các tổ máy vì thiếu than.

Cụ thể, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình không thể huy động công suất do thiếu than ngày 3/11. Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn phải giảm công suất 2 tổ máy về mức tối thiểu từ 0h ngày 22/11. Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh phải giảm công suất 4 tổ máy từ ngày 31/10 và ngừng hẳn 2 tổ máy từ ngày 17/11. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng phải giảm công suất 4 tổ máy từ ngày 19/11 và ngừng hẳn 1 tổ máy từ ngày 22/11. . 

Điện thiếu than là thế, nhưng hộ tiêu thụ than lớn là xi măng cũng không khá hơn. Ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) cho hay, có thời điểm, giám đốc doanh nghiệp thành viên Vicem phải chạy lo than từng ngày sản xuất.

“Trước áp lực thiếu than, ngàng xi măng đã phải tự lo bằng nhập khẩu. Nhưng, năm 2019 dự báo giá than còn tăng do tác động bởi trượt giá, tác động của lãi suất... nên chúng tôi rất lo than cho sản xuất trong năm 2019", ông Minh nói.

Áp lực thiếu than càng hiện rõ hơn trong năm 2019. Nhà sản xuất than lớn là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản (TKV) cho biết năm 2019 sẽ là năm đầu tiên tập đoàn phải nhập khẩu, pha trộn than với quy mô lớn.

TKV dự kiến sẽ nhập khẩu gần 5 triệu tấn than trong năm 2019 để pha trộn, chế biến, đảm bảo cấp đủ than theo hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng.

Cũng do nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế tăng cao, đặc biệt là khối nhiệt điện, TKV đã phải điều chỉnh tăng sản lượng khai thác than lên 40 triệu tấn than nguyên khai, cao hơn 3 triệu tấn so với thực hiện năm 2018. Sản lượng tiêu thụ than trong năm 2019 được dự kiến ở mức 42 triệu tấn, cao hơn 1,5 triệu tấn so với năm ngoái.

Nhu cầu tiêu dùng than gia tăng đã kéo theo lượng than nhập khẩu không ngừng gia tăng. Trước năm 2014, thống kê hải quan không xếp than vào danh mục 50 mặt hàng nhập khẩu lớn, nhưng sang năm 2014, đã có 3,096 triệu tấn than được nhập khẩu, với trị giá 364,1 triệu USD. 

Năm 2016, nhập khẩu than đã tăng vọt lên 13,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 927 triệu USD. So với năm 2015, tăng 92,4% về lượng và 69,4% về giá trị.

Kết thúc năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 14,5 triệu tấn than đá, tăng 9,8% so với năm 2016. Trị giá nhập khẩu đạt khoảng 1,52 tỷ USD, tăng 58,4% so với năm trước.

Giá nhập khẩu than bình quân năm 2017 là 105 USD/tấn, tăng 44,2% so với năm 2016.

Còn tính trung bình 10 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu  tăng 28,5%, đạt 153,1 USD/tấn, ngại nhất, than nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tuy giảm 19,7% về lượng nhưng tăng 37,3% về kim ngạch, diá nhập trung bình tăng rất mạnh 71%, đạt 343,8 USD/tấn so với cùng kỳ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư