Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Giá trị kinh tế số: Cần những nền tảng kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ
T.T - 05/03/2020 17:00
 
Thời kinh tế số, bắt tay với những doanh nghiệp có nền tảng công nghệ tốt và khả năng sở hữu dữ liệu người dùng cao là cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sống sót, kiện toàn chính mình để phát triển.

Thời kinh tế số, bắt tay với những doanh nghiệp có nền tảng công nghệ tốt và khả năng sở hữu dữ liệu người dùng cao cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sống sót, kiện toàn chính mình để phát triển.

Theo thông tin từTech In Asia, các start-up tại Đông Nam Á thu hút được lượng vốn đầu tư lên tới hơn 2,6 tỷ USD, trong đó nhiều doanh nghiệp công nghệ đánh giá cao tiềm năng thị trường Việt Nam với đặc trưng dân số trẻ, dễ chấp nhận những cái mới và nhiều giá trị từ nền kinh tế số được ghi nhận.

Điển hình của các giá trị mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ có được từ nền kinh tế số là cơ hội kết nối với nền tảng Grab. Ở mảng thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam, hàng loạt các Hợp tác xã vận tải (HTX) đã có thêm cơ hội khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức phê chuẩn kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016).

Không chỉ kết nối vận tải, ứng dụng công nghệ như Grab hay Go-Việt còn thúc đẩy phát triển lĩnh vực giao nhận thức ăn, thúc đẩy nền kinh tế hạn chế tiêu dùng tiền mặt
Không chỉ kết nối vận tải, các ứng dụng công nghệ còn thúc đẩy phát triển lĩnh vực giao nhận thức ăn, nền kinh tế hạn chế tiêu dùng tiền mặt

Ngay khi mô hình xe công nghệ mà tiêu biểu là Uber, Grab được phép thí điểm loại hình “xe hợp đồng điện tử”, hàng trăm HTX vận tải vừa và nhỏ như được truyền năng lượng mới, nhanh chóng cải thiện lợi nhuận, giảm áp lực cho lái xe.

Với nền tảng công nghệ tiên tiến và khả năng xây dựng xu hướng tốt cùng nguồn lực từ các quỹ đầu tư, Grab đã biến giấc mơ về một kỳ lân công nghệ mang lại các gói dịch vụ di chuyển văn minh, minh bạch thành điều có thể tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Tại Việt Nam, với mạng lưới hợp tác phủ rộng trên 5 tỉnh – thành phố thí điểm trong hơn 4 năm qua, khoảng 300 HTX vận tải trên cả nước đã bắt tay hợp tác Grab, mối quan hệ tương hỗ này đã giúp nhiều bên cùng có lợi. Nền tảng công nghệ khi kết nối đúng cách không những không triệt tiêu cái cũ, mà còn giúp hoá giải lo lắng về hiện thực “cá lớn nuốt cá bé”.

Anh Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc Taxi Nguyên Minh (Hà Nội) chia sẻ, taxi Nguyên Minh đã tìm hiểu và bắt tay hợp tác ngay khi Grab có mặt tại Hà Nội: “Ban đầu chúng tôi cũng rất phản đối, vì thời điểm đó taxi truyền thống chịu quá nhiều ràng buộc trong khi xe công nghệ, dường như lại hoạt động dễ dàng hơn. Nhưng qua tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của hành khách, chúng tôi đã đi tới 'bắt tay' làm đối tác, tương trợ hai bên cùng có lợi. Hơn 5 năm hợp tác cho kết quả rất khả quan. Và có thể khẳng định, Grab hỗ trợ các HTX vận tải vừa và nhỏ phát triển hơn chứ không hề triệt tiêu đi”.

Cũng theo ông Minh, từ khi hợp tác với Grab đến nay, doanh thu của HTX tăng lên, lượng khách đều tăng lên hàng năm khoảng 30%; đối với lái xe cũng giảm cung đường chạy rỗng, không còn phải “lang thang rà rê” trên các tuyến phố để đón khách, chờ khách gây kẹt xe, xả thải.

Không chỉ kết nối vận tải, mặc nhiên là lựa chọn ưu tiên số cho hành khách mỗi khi muốn di chuyển là “gọi Grab đi”, ứng dụng công nghệ như Grab hay Go-Việt còn thúc đẩy phát triển lĩnh vực giao nhận thức ăn, thúc đẩy nền kinh tế hạn chế tiêu dùng tiền mặt…

Số liệu từ Grab cho thấy, kể từ khi vào thị trường Việt Nam thí điểm đến nay, Grab tăng trưởng ổn định qua các năm, với số lượng chuyến xe tăng khoảng 29% trong năm 2019. Đáng kể nhất phải là lĩnh vực giao nhận thức ăn, GrabFood, số lượng đơn hàng gia nhận tăng trưởng gần 1.800% trong năm 2019. Mô hình Grab Kitchen cũng tạo đà cho các đối tác kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ có được nơi để khởi nghiệp và tiếp cận khách hàng thông qua nguồn dữ liệu người dùng khổng lồ trên nền tảng Grab. Bên cạnh các ông lớn đa ngành, hàng trăm ngàn đối tác tham gia nền tảng này cũng có được dư địa riêng và cơ hội kiếm sống với mức thu nhập trung bình hàng tháng lớn hơn 51% so với mức thu nhập bình quân hàng tháng của quốc gia.

Chia sẻ về chiến lược dài hạn, siêu ứng dụng Grab cho biết sẽ tiếp tục đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính, công nghệ di động mới và logistics. Trong cuộc chơi của giới nhà giàu, một doanh nghiệp có nền tảng công nghệ, kết nối và thúc đẩy nền kinh tế số theo tinh thần của Chính phủ kiến tạo, hướng đến cuộc cách mạng 4.0 hoàn toàn có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ kiến tạo một sân chơi riêng cho mình. 

Thay lãnh đạo cao cấp, Grab Việt Nam tham vọng gì?
Việc đưa một lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) giữ vị trí lãnh đạo cao cấp thể hiện rõ tham vọng, cũng như...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư