-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước. |
Trước đà tăng của giá xăng dầu thế giới, từ 15h chiều 11/5, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng theo, trong đó giá xăng RON 95 tăng cao nhất 1.554 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.
Cụ thể, cơ quan điều hành giá xăng dầu là liên Bộ Công thương - Tài chính đã quyết định tăng thêm 1.490 đồng mỗi lít xăng E5 RON 92, không cao hơn 28.959 đồng/lít; với xăng RON 95 tăng 1.554 đồng/lít, lên 29.980 đồng.
Dầu điêzen 0.05S tăng 1.120 đồng/lít, ở mức 26.650 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít là 25.168 đồng/lít; riêng dầu mazut 180CST 3.5S ổn định so với giá bán hiện hành là 21.560 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành ngày 11/5, Cơ quan điều hành thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng E5 RON92 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít) và RON95 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít), dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa ngừng trích lập (kỳ trước là 119 đồng/lít) và dầu mazut tiếp tục không trích lập.
Thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước không chi), dầu mazut ở mức 33 đồng/kg (kỳ trước không chi), các mặt hàng xăng dầu khác không chi.
Thị trường xăng dầu thế giới tuần qua có nhiều biến động lớn, việc EU đưa ra đề xuất cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga và OPEC+ không tăng sản lượng so với kế hoạch như đề xuất của EU đã gây lo ngại về nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô tăng sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua 60 triệu thùng để bổ sung cho kho dự trữ khẩn cấp. Các yếu tố trên đã đẩy giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm tăng cao so với tuần trước.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 11/5/2022 và kỳ điều hành ngày 4/5/2022 là: 136,968 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 10,484 USD/thùng, tương đương tăng 8,29% so với kỳ trước); 141,098 USD/thùng xăng RON95 (tăng 10,761 USD/thùng, tương đương tăng 8,26% so với kỳ trước; 147,690 USD/thùng dầu hỏa (tăng 11,316 USD/thùng, tương đương tăng 8,30% so với kỳ trước); 150,136 USD/thùng dầu diesel (tăng 7,160 USD/thùng, tương đương tăng 5,01% so với kỳ trước); 701,864 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 1,665 USD/tấn, tương đương tăng 0,24% so với kỳ trước).
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"